Phòng Khám SportsMedic

Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng bên ngoài

Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng bên ngoài

Tác giả: quantriweb22/02/2024

Đứt dây chằng bên ngoài là tổn thương khá phổ biến, quá trình phục hồi cần rất nhiều thời gian. Khi có dấu hiệu dây chằng bên bị đứt, người bệnh cần được điều trị đúng cách và kịp thời. Bởi chấn thương LCL sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu kéo dài tình trạng này.

Đứt dây chằng bên ngoài là gì?

Tổn thương dây chằng bên ngoài (LCL) bao gồm căng, bong gân, đứt dây chằng (một phần hay hoàn toàn). Vị trí của LCL khi bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến các dây chằng khác ở đầu gối.

Dây chằng bên ngoài là dây chằng nằm tại khớp gối. Dây chằng này được cấu tạo từ những dải mô dày và chắc, có chức năng kết nối xương với nhau.

LCL chạy dọc bên ngoài khớp gối, kết nối phần dưới lồi cầu ngoài xương đùi với chỏm xương mác vùng cẳng chân. Dây chằng này giúp duy trì sự ổn định của khớp gối, đặc biệt là phần bên ngoài của khớp. (1)

Dấu hiệu đứt dây chằng bên ngoài

Giống như các chấn thương dây chằng đầu gối khác, khi bị đứt dây chằng bên, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, đầu gối xuất hiện vết sưng tấy lớn. Một số dấu hiệu chấn thương chằng ngoài phổ biến là:

  • Đầu gối bị sưng tấy, đặc biệt là mặt ngoài
  • Khớp gối bị cứng, có thể gây ra tình trạng khóa khớp gối
  • Phạm vi di chuyển hạn hẹp
  • Khi đi hoặc đứng, khớp gối có dấu hiệu lỏng lẻo
  • Nguyên nhân chấn thương dây chằng bên

    • Một lực mạnh tác động trực tiếp vào bên trong đầu gối: Lực này gây tác động lên dây chằng dọc theo mép ngoài đầu gối, khiến cho dây chằng bị kéo căng quá mức hoặc bị rách. Chẳng hạn như sự va chạm giữa các cầu thủ trong các môn thể thao như bóng đá hoặc khúc côn cầu.
    • Thay đổi hướng nhanh chóng hay xoay người bằng một chân: Nguyên nhân này có thể xảy ra trong các môn thể thao đòi hỏi tốc độ di chuyển nhanh như bóng đá hoặc bóng rổ. Cầu thủ thường thực hiện các cú xoay người hoặc dừng đột ngột. Người chơi đô vật cũng có thể bị tổn thương LCL nếu chân của họ trẹo ra ngoài trong một chuyển động đột ngột.
    • Tiếp đất sai cách sau cú bậc: Nguyên nhân chấn thương LCL này có thể xảy ra trong một trận đấu bóng rổ hoặc bóng chuyền.
    • Chấn thương đứt dây chằng bên ngoài có nguy hiểm không?

      Chấn thương dây chằng bên gồm 3 cấp độ:

      • Chấn thương cấp độ 1: LCL bị giãn nhẹ nhưng khớp gối vẫn ổn định, không có dấu hiệu lỏng lẻo.
      • Chấn thương cấp độ 2: LCL bị kéo căng nghiêm trọng hay bị rách một phần, kèm theo một số dấu hiệu bất bình thường ở khớp gối.
      • Chấn thương cấp độ 3: LCL bị rách hoàn toàn, mất sự ổn định khớp gối.

      Đứt dây chằng bên gối gây hậu quả nghiêm trọng như giảm bớt vai trò chức năng của khớp gối, rách sụn chêm thứ phát, suy yếu khớp gối… Khi có dấu hiệu dây chằng LCL bị đứt, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và hạn chế di chứng.

      Phương pháp chẩn đoán

      Tương tự các vị trí đứt dây chằng đầu gối khác, để chẩn đoán chấn thương này, bác sĩ sẽ di chuyển đầu gối của bệnh nhân theo nhiều hướng khác nhau để dự đoán vị trí đau, mức độ chấn thương LCL của người bệnh. Bệnh nhân được yêu cầu tiến hành các xét nghiệm gồm:

      • Chụp cộng hưởng từ MRI: Xác định dây chằng LCL bị giãn hay đã rách.
      • Chụp X-quang: Kiểm tra mức độ tổn thương của xương.

      Phương pháp điều trị

      Sơ cứu tại nhà

      Đối với chấn thương nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà:

      • Nghỉ ngơi
      • Chườm đá lên vị trí đau
      • Sử dụng băng thun gối hoặc nẹp để cố định đầu gối
      • Nâng vị trí đầu gối cao hơn tim
      • Uống thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau và phù nề
      • Hạn chế hoạt động thể chất đến khi dây chằng phục hồi

Day chang cheo truoc khop goi

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng