Đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm hay không ? Triệu chứng đứt dây chằng chéo sau dễ gây nhầm lẫn. Bài viết này phongkhambonnela.com sẽ giải đáp những thông tin chi tiết nhất về đứt dây chằng chéo sau. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục bài viết
CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO SAU LÀ GÌ?
Dây chằng chéo sau (LCP) nằm ở phía sau đầu gối. Dây chằng là những dải mô liên kết các xương.
Dây chằng chéo sau cũng tương tự như dây chằng chéo trước (ACL) – kết nối xương đùi với xương cẳng chân (xương chày). Mặc dù dây chằng chéo sau lớn hơn và mạnh hơn dây chằng chéo trước, nhưng nó vẫn có thể bị rách.
Chấn thương dây chằng chéo sau thường là chiếm ít hơn 20% các chấn thương dây chằng đầu gối. Chấn thương này thường sẽ làm tổn thương một số dây chằng hoặc sụn khác ở đầu gối. Trong một số trường hợp, dây chằng cũng có thể phá vỡ một phần xương bên dưới.
TRIỆU CHỨNG CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO SAU
Những dấu hiệu và triệu chứng chấn thương dây chằng chéo sau là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương dây chằng chéo sau gồm:
Đau. Đau từ nhẹ đến trung bình ở đầu gối có thể khiến bạn đi bộ khập khiễng hoặc khó đi lại.
Sưng. Sưng đầu gối thường xảy ra nhanh chóng, trong vòng vài giờ sau khi bị thương.
Cảm giác lỏng gối . Bạn có thể cảm thấy đầu gối lỏng lẻo, như thể nó không còn ở vị trí ban đầu.
Nếu không có thương tích liên quan đến những bộ phận khác của đầu gối, các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương dây chằng chéo sau có thể rất nhẹ đến mức bạn không nhận thấy. Theo thời gian, cơn đau có thể trầm trọng hơn và đầu gối của bạn có thể cảm thấy không ổn định hơn. Nếu các phần khác của đầu gối cũng bị thương, các dấu hiệu và triệu chứng có thể sẽ nghiêm trọng hơn.
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO SAU?
Chấn thương dây chằng chéo sau thường do cú đấm mạnh vào đầu gối trong khi mà bạn ngồi hoặc khuỵu chân. Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm:
Tai nạn xe
Quỳ gối khi té ngã
Thể thao là một nguyên nhân phổ biến gây tổn thương dây chằng chéo sau. Những chấn thương này đặc biệt phổ biến ở:
Bóng đá
Bóng chày
Trượt tuyết
Một chấn thương ở dây chằng chéo sau có thể gây nên tổn thương từ nhẹ cho đến nặng. Bác sĩ phân loại tổn thương theo các cấp sau đây :
Cấp I: rách một phần dây chằng chéo sau.
Cấp II: dây chằng bị rách một phần và lỏng hơn so với cấp I.
Cấp III: dây chằng đã bị rách hoàn toàn và đầu gối trở nên lỏng lẻo.
Cấp IV: dây chằng chéo sau bị tổn thương cùng với dây chằng khác ở đầu gối.
Các vấn đề về chấn thương dây chằng chéo sau có thể cấp tính hoặc là mãn tính. Tình trạng cấp tính là do chấn thương đột ngột gây nên. Tình trạng mạn tính liên quan đến một chấn thương phát triển theo thời gian.
CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG DỰA VÀO ĐÂU?
Đứt dây chằng chéo sau ít gặp vì thông thường bệnh nhân phải trải qua một chấn thương mạnh như do tai nạn giao thông, do chấn thương trực tiếp đập vào mặt trước của cẳng chân hoặc tổn thương trong hoạt động thể thao. Nó có thể có các thương tổn phối hợp, đặc biệt là gãy xương ở chi dưới.
Khi bị tổn thương, có các biểu hiện lâm sàng như: Giai đoạn cấp (ngay sau khi tai nạn xảy ra) đứt dây chằng chéo sau biểu hiện bằng: Đau, sưng gối, hạn chế vận động. Nếu không được phát hiện thì tiến triển thông thường sẽ giảm dần các triệu chứng này. Một thời gian sau, giai đoạn mạn tính, đứt dây chằng chéo sau có thể hoàn toàn hồi phục, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong hoạt động thể thao, không có một chút cản trở nào đặc biệt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tổn thương này sẽ gây đau hoặc không vững gối.
Về chẩn đoán: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng là chính. Thăm khám khớp gối tìm thấy dấu hiệu ngăn kéo sau là đủ để chẩn đoán đứt dây chằng chéo sau. Khám nghiệm này phải làm và so sánh trên hai gối, để đánh giá sự khác biệt. Chụp X-quang một cách có hệ thống, đảm bảo không bỏ sót gãy xương phối hợp. Chụp X-quang với thanh ép từ trước ra sau để tìm dấu hiệu ngăn kéo sau, khẳng định chẩn đoán, đồng thời lượng hóa được mức độ nặng của bệnh. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho ta hình ảnh của đứt dây chằng. Nó còn cho biết thêm về tình trạng của sụn chêm, tình trạng của xương và của các dây chằng khác.
TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN PHẪU THUẬT?
Đối với những trường hợp tổn thương dây chằng chéo sau ở mức độ vừa phải không kèm theo các cấu trúc hỗ trợ, mức độ lỏng gối trên lâm sàng vừa phải, thang điểm chức năng khớp gối còn tốt thì có thể không cần can thiệp phẫu thuật mà chỉ cần luyện tập để làm khỏe các khối cơ, gân phía sau để hỗ trợ thêm cho dây chằng là có thể đạt được yêu cầu.
Tóm lại, nếu tổn thương dây chằng chéo sau mà có ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt thì có thể phải cân nhắc điều trị. Tuy nhiên, chỉ định và kỹ thuật tạo hình dây chằng chéo sau chặt chẽ và phức tạp hơn dây chằng chéo trước, do đó, bệnh nhân nên được tư vấn trực tiếp và kỹ càng bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp./.
Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng