Giãn dây chằng đầu gối là một chấn thương thường gặp ở đầu gối do các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Để dây chằng đầu gối được hồi phục tốt nhất, ngoài các biện pháp xử lý tại chỗ thì việc thực hiện các bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối vô cùng quan trọng. Sau khi thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết như dùng gel lạnh, salonpas hay chườm đá để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần nghỉ ngơi từ 1-2 tháng để dây chằng được phục hồi. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối dưới đây.
6 BÀI TẬP PHỤC HỒI GIÃN DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI
1.Tập cơ bắp chân
Cơ bắp chân có vai trò dịch chuyển phần xương dây chằng ra trước để giúp giúp 2 khớp gối vững chãi. Vì vậy, tập cơ bắp chân sẽ giúp khớp bớt lỏng lẻo và chắc chắn hơn.
Lúc đầu, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập cơ bắp chân nhưng không tì phần trọng lượng cơ thể lên bắp chân. Đến giai đoạn ổn định, bệnh nhân có chuyển biến tốt thì mới tì toàn bộ trọng lượng cơ thể lên cơ bắp chân để tăng cường bắp cơ vùng này.
2.Tập duỗi gối
Bệnh nhân kê một chiếc chăn cuộn dưới vùng bắp chân và đùi của bên bị giãn dây chằng đầu gối sao cho chân nhấc khỏi mặt giường.
Sau đó, bệnh nhân dùng tay ấn nhẹ đầu gối xuống mặt giường sao cho phần gối được duỗi thẳng, giữ trong vài giây rồi thả lỏng. Tiếp tục lặp lại bài tập này nhiều lần.
3.Tập cơ tứ đầu
Bệnh nhân duỗi 2 chân thẳng rồi kê dưới gót chân một chiếc chăn mỏng đã được cuộn lại.
Thực hiện động tác căng cơ tứ đầu gối để giữ gối vững rồi từ từ nhấc chân lên khỏi mặt giường tầm 20-30 cm.
Thực hiện bài tập này lặp đi lặp lại khoảng 8-10 lần mỗi ngày cho đến khi chân được duỗi thẳng hoàn toàn, giúp hạn chế tình trạng teo cơ đầu gối.
4.Tập căng gối
Bệnh nhân nằm trên giường, đặt 2 chân dựa vào tường và tạo với lưng 1 góc 90 độ. Sau đó, co bàn chân bên gối bị giãn dây chằng cho đến khi cảm thấy khớp gối căng lên thì dừng lại.
Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây rồi trượt bàn chân về lại vị trí cũ. Thực hiện động tác này lặp đi lặp lại 2-4 lần.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể đổi thành tư thế ngồi cạnh giường và gập gối 90 độ đều được.
5.Tập cơ phía sau đùi
Từ tuần điều trị thứ 5 trở đi, bệnh nhân được cho tập cơ phía sau đùi.
Đầu tiên, bệnh nhân vẫn nằm duỗi thẳng chân trên giường. Sau đó, ấn gót chân xuống mặt giường và đồng thời gồng phần cơ mặt phía sau đùi một cách nhẹ nhàng, giữ tư thế này trong khoảng 10 giây rồi thả lỏng.
Thực hiện bài tập này 8-12 lần mỗi ngày.
6.Tập nhón hai chân
Thời gian đầu, bệnh nhân được hướng dẫn tập đi lại nhẹ nhàng với nạng hỗ trợ. Sau khi người bệnh đi lại được dễ dàng thì có thể tập bài phục hồi tập nhón hai chân để việc đi lại linh hoạt hơn.
Bệnh nhân đứng thẳng người, 1 tay tựa vào ghế, nhón 2 chân lên để nâng phần thân trên lên. Giữ tư thế này trong khoảng 6-10 giây rồi trở về tư thế cũ. Lặp lại bài tập 8-10 lần.
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT KHI LUYỆN TẬP PHỤC HỒI GIÃN DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI
Khi dây chằng đầu gối đã được phục hồi trở lại, người bệnh cần chú ý vận động nhẹ nhàng, tránh tối đa các va chạm ở đầu gối để hạn chế tổn thương khớp gối trở lại.
Đồng thời, chú ý các vấn đề dinh dưỡng và tập luyện hàng ngày để khớp gối khỏe mạnh và chắc chắn:
+ Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, trái cây tươi, đồng thời bạn cũng nên chọn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa.
+ Ăn thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, và các loại hải sản khác. Ngoài ra, một số đạm thực vật bạn cũng nên bổ sung như: Đậu phụ, bột đậu nành, các loại đậu đỗ hạt.
+ Bổ sung thực phẩm chứa axit béo omega-3: Chất này có nhiều trong các loại cá, đặc biệt là cá hồi.
+ Nên kiêng ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất hóa học không tốt cho sức khỏe như thức ăn chế biến sẵn, cà phê, rượu bia, thuốc lá.
+ Thực phẩm đông lạnh cũng không nên sử dụng, vì chúng không chỉ mất chất dinh dưỡng mà khi bảo quản lâu sẽ tiềm tàng rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.