Phòng Khám SportsMedic

Bị đứt dây chằng đầu gối có đi lại được không ?

Bị đứt dây chằng đầu gối có đi lại được không ?

Tác giả: Admin27/09/2021

Bị đứt dây chằng đầu gối có đi lại được không ? Những triệu chứng dễ nhận biết bạn có bị đứt dây chằng đầu gối hay không ? Khi bị đứt dây chằng đầu gối nguy hiểm đến mức nào ? Đứt dây chằng đây chính là một nỗi ám ảnh rất lớn với bất kỳ ai. Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp chính xác nhất về vấn vấn đề này.

TRIỆU CHỨNG ĐỨT DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI

Bị đứt dây chằng đầu gối có đi lại được không ? Đầu tiên chúng ta tìm hiểu các triệu chứng đứt dây cchằng đâù gôí là gì ?

Sưng và đau vùng gối : Tiếng “rắc” chính là dấu hiệu đầu tiên dễ dàng nhận biết được khi bị chấn thương. Lúc đó bạn sẽ thấy đầu gối có tình trạng sưng đau và việc di chuyển rất khó khăn. Sau một thời gian thì tình trạng này sẽ hết nhưng bạn sẽ không còn tham gia được các hoạt động thể thao hay là có thể đi lại nhanh như trước nữa.

Triệu chứng đứt dây chằng đầu gối

Lỏng gối : Đây chính là tình trạng chung của rất nhiều người sẽ cảm thấy việc đi lại không còn chắc chắn nữa, sẽ cảm giác đi lại không vững và yếu. Đặc biệt là thấy khó khăn khi nếu cố gắng đứng bằng chân bị tổn thương hay dễ vấp ngã khi chạy nhảy và không thể điều khiển được sự di chuyển của chân theo như ý muốn của mình được. Lúc lên xuống cầu thang thì rất khó trong việc kiểm soát chân.

Teo cơ : Có thể nói teo cơ chính là một dấu hiệu nữa dễ nhận thấy ở những người bị đứt dây chằng đầu gối trước thì đùi sẽ teo và bắt đầu nhỏ lại, nên việc đi lại rất khó khăn và chân sẽ bị yếu đi dần.

ĐỨT DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI VỚI NHỮNG NGUY HIỂM KHÔN LƯỜNG

Chấn thương dây chằng khớp gối bao gồm đứt, rách các dây chằng quanh khớp gối như dây chằng chéo trước hoặc là dây chằng chéo sau hay dây chằng bên…

tai nạn sinh hoạt và thường gặp ở người trẻ với các hoạt động mạnh.

Nguyên nhân của tổn thương dây chằng khớp gối thường do chấn thương trong thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và thường gặp ở người trẻ với các hoạt động mạnh.

Tổn thương của dây chằng gây ra tình trạng lỏng lẻo khớp gối và nếu như không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ làm cho khớp gối sớm bị thoái hóa. Sự tổn thương của các cấu trúc ở bên trong khớp như sụn chêm và sụn khớp hay xương dưới sụn… gây đau đớn và vận động khó khăn.

Đứt dây chằng đầu gối với những nguy hiểm khôn lường

Đứt dây chằng khớp gối thường sẽ xảy ra sau chấn thương và khớp gối bị sưng, đau trong vài tuần đầu rồi sau đó tự giảm dần. Một số trường hợp bị tổn thương dây chằng vẫn có thể đi lại bình thường nhưng sau chấn thương thì khi vận động mạnh thì khớp gối lại bị sưng đau.

Và nếu như không được điều trị sẽ dẫn đến việc teo cơ đùi và gặp khó khăn trong đi lại. Nguy hiểm hơn nữa khi khớp gối đã bị thoái hóa nặng thì không thể phẫu thuật tái tạo dây chằng nữa và phải phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.

Tại Việt Nam, hiện nay tuy chưa có thống kê chính xác tỷ lệ tổn thương dây chằng khớp gối, nhưng với tình hình tai nạn giao thông và tai nạn lao động như hiện nay cho thấy tỷ lệ này khá là cao.

ĐỨT DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI CÓ ĐI LẠI ĐƯỢC HAY KHÔNG ?

Đứt dây chằng chéo trước sẽ có 3 cấp độ :

Cấp độ 1 : Sẽ rách tối thiểu các thớ sợi dây chằng.

Cấp độ 2 : Ở cấp độ 2 này sẽ rách nhiều thớ sợi hơn.

Cấp độ 3 : Đối với cấp độ 3 thì dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Sau khi mà bị chấn thương dây chằng sẽ diễn biến qua 3 giai đoạn như sau :

Giai đoạn viêm cấp: Đây là giai đoạn 3 ngày đầu tiên.

Giai đoạn tái tạo: Bắt đầu từ ngày thứ 3 đến tuần thứ 4 – 6.

Giai đoạn phục hồi: Khi các sợi collagen tiếp tục kéo dài tái tạo lại dây chằng và nếu đứt dây chằng chéo trước hoàn toàn thì sẽ dừng lại ở giai đoạn này vì sẽ mất sự liên lạc ở hai đầu.

Đứt dây chằng đầu gối có đi lại được hay không ?

Khi mà các công nghệ kỹ thuật chưa phát triển thì các chuyên gia cho rằng chỉ khi bị đứt dây chằng chéo trước khớp gối với sự tham gia của bó dây chằng bao khớp trước, dải chậu chày và cơ nhị đầu đùi, sừng sau sụn chêm.

Do đó, nếu như bạn bị tổn thương dây chằng chéo trước ở độ 1 – 2 thì người bệnh có khả năng hồi phục cho nên là có thể đi lại và chạy được.

Nhưng với độ 3 nếu yếu tố giữ vững khác còn khỏe người bệnh cũng vẫn có thể đi lại, chạy bộ bình thường được chỉ biểu hiện mất vững,”sụm” gối khi thay đổi hướng đột ngột và khi đi lên xuống cầu thang… cũng tùy vào sự vững của gối hay của từng người bệnh sẽ khác nhau.

ĐỨT DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI CHUẨN ĐOÁN DỰA VÀO CÁC PHƯƠNG THỨC SAU

Nghiệm pháp Lachman: Đây là tiêu chuẩn vàng để có thể chuẩn đoán tổn thương đứt dây chằng đầu gối và có thể thực hiện cả giai đoạn lúc mà gối đang sưng đau.

Chụp cộng hưởng MRI: Phương pháp này được sử dụng an toàn không xâm lấn phần mềm của khớp gối. Dựa vào phim MRI thì bác sĩ sẽ đánh giá sự liên tục của dây chằng và đồng thời phát hiện ra các tổn thương liên quan khác như là đứt dây chằng đầu gối sau, rách sụn chêm hay là tổn thương sụn khớp.

Chụp cộng hưởng MRI

Chụp X-Quang : Đối với phương pháp này được sử dụng nhiều khi chưa có MRI nhưng mà phải có cản quang bơm vào khớp gối mới có thể phát hiện ra tổn thương.

Kinh nghiệm của Bác Sĩ : Đây mới chính là điều đặc biệt quan trọng trong việc chuẩn đoán bệnh bởi phải dựa vào người có kinh nghiệm thực sự mới có thể test khám trên đầu gối và đọc phim MRI chính xác thì mới có thể chuẩn đoán chính xác bệnh được.

Bác Sĩ Trương Công Dũng

Tóm lại nếu người bệnh có bất kì biểu hiện nào bất thường hay khi bị chấn thương khớp gối thì phải nhanh chóng đến ngay phòng khám uy tín để được bác sĩ chuẩn đoán và tư vấn chính xác về những trường hợp dẫn đến đứt dây chằng đầu gối để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Day chang cheo truoc khop goi

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng