Dây chằng chéo sau có chức năng giữ vững khớp gối, làm cho khớp gối không bị trượt ra sau, giúp cho khớp gối hoạt động ổn định trong các hoạt động thể thao, cũng như sinh hoạt hằng ngày. Trong chấn thương khớp gối, tỷ lệ bị đứt dây chằng chéo sau đơn thuần chỉ chiếm khoảng 5-10% các chấn thương về dây chằng vùng gối. Rách dây chằng chéo sau độ 3 những điều phải cần biết.
Mục lục bài viết
CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO SAU
Rách dây chằng chéo sau độ 3, thường trong chấn thương dây chằng chéo sau không giống như những chấn thương dây chằng đầu gối khác, trên thực tế chúng thường tinh tế và khó đánh giá hơn các chấn thương dây chằng khác ở đầu gối.
Chấn thương dây chằng chéo sau chia làm 3 mức độ:
Độ I: chỉ bị bong gân nhẹ nhưng vẫn giữ được khớp gối vững chắc.
Độ II: đứt một phần hay bán phần dây chằng.
Độ III: đứt hoàn toàn dây chằng.
Nguyên nhân đứt dây chằng chéo
Chấn thương dây chằng chéo sau có thể xảy trong nhiều tình huống. Đa phần do lực tác động trực tiếp từ trước ra sau, đẩy thật mạnh cẳng chân về phía sau làm đứt dây chằng (thường thấy trong tai nạn xe hơi hoặc xe máy do thắng quá đột ngột, hoặc bị tông thẳng từ phía trước đầu gối).
Triệu chứng đứt dây chằng chéo
- Đau nhiều và sưng gối sau khi bị chấn thương.
- Khớp gối bị cứng do sưng nề.
- Đi lại khó khăn.
- Cảm giác khớp gối bị lỏng giống như bị rời ra.
CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG DỰA VÀO ĐÂU?
Đứt dây chằng chéo sau ít gặp vì thông thường bệnh nhân phải trải qua một chấn thương mạnh như do tai nạn giao thông, do chấn thương trực tiếp đập vào mặt trước của cẳng chân hoặc tổn thương trong hoạt động thể thao. Nó có thể có các thương tổn phối hợp, đặc biệt là gãy xương ở chi dưới.
Khi bị tổn thương, có các biểu hiện lâm sàng như: Giai đoạn cấp (ngay sau khi tai nạn xảy ra) đứt dây chằng chéo sau biểu hiện bằng: Đau, sưng gối, hạn chế vận động. Nếu không được phát hiện thì tiến triển thông thường sẽ giảm dần các triệu chứng này. Một thời gian sau, giai đoạn mạn tính, đứt dây chằng chéo sau có thể hoàn toàn hồi phục, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong hoạt động thể thao, không có một chút cản trở nào đặc biệt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tổn thương này sẽ gây đau hoặc không vững gối.
Về chẩn đoán: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng là chính. Thăm khám khớp gối tìm thấy dấu hiệu ngăn kéo sau là đủ để chẩn đoán đứt dây chằng chéo sau. Khám nghiệm này phải làm và so sánh trên hai gối, để đánh giá sự khác biệt. Chụp X-quang một cách có hệ thống, đảm bảo không bỏ sót gãy xương phối hợp. Chụp X-quang với thanh ép từ trước ra sau để tìm dấu hiệu ngăn kéo sau, khẳng định chẩn đoán, đồng thời lượng hóa được mức độ nặng của bệnh. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho ta hình ảnh của đứt dây chằng. Nó còn cho biết thêm về tình trạng của sụn chêm, tình trạng của xương và của các dây chằng khác.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀO DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO SAU?
Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương của bạn và thời gian bạn bị chấn thương. Trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần làm phẫu thuật.
Thuốc
Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen(Advil, Motrin IB, các loại khác) hoặc natri naproxen (Aleve), có thể giúp giảm đau và giảm sưng.
Trị liệu
Bác sĩ vật lý trị liệu có thể hướng dẫn cho bạn các bài tập giúp đầu gối mạnh hơn, cải thiện chức năng và sự ổn định. Bạn cũng có thể cần băng hỗ trợ đầu gối hoặc nạng trong quá trình phục hồi chức năng.
Phẫu thuật
Nếu chấn thương nghiêm trọng – đặc biệt là nếu chấn thương kết hợp với rách các dây chằng đầu gối khác, tổn thương sụn hoặc gãy xương – bạn có thể cần phẫu thuật để tái tạo dây chằng.
Trường hợp nào cần phẫu thuật?
Rách dây chằng chéo sau độ 3 đối với những trường hợp tổn thương dây chằng chéo sau ở mức độ vừa phải không kèm theo các cấu trúc hỗ trợ, mức độ lỏng gối trên lâm sàng vừa phải, thang điểm chức năng khớp gối còn tốt thì có thể không cần can thiệp phẫu thuật mà chỉ cần luyện tập để làm khỏe các khối cơ, gân phía sau để hỗ trợ thêm cho dây chằng là có thể đạt được yêu cầu.
Tóm lại, nếu tổn thương dây chằng chéo sau mà có ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt thì có thể phải cân nhắc điều trị. Tuy nhiên, chỉ định và kỹ thuật tạo hình dây chằng chéo sau chặt chẽ và phức tạp hơn dây chằng chéo trước, do đó, bệnh nhân nên được tư vấn trực tiếp và kỹ càng bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp.
Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng