Phòng Khám SportsMedic

MRI đứt dây chằng chéo trước – CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ PHÁT HIỆN ĐỨT DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI TỐT NHẤT

MRI đứt dây chằng chéo trước – CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ PHÁT HIỆN ĐỨT DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI TỐT NHẤT

Tác giả: Admin15/03/2024

Đứt dây chằng đầu gối là tổn thương thường gặp trong đời sống lao động và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong các hoạt động thể thao, gây cảm giác khó chịu, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. MRI đứt dây chằng chéo trước, chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện đứt dây chằng đầu gối tốt nhất.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, nó rất có ý nghĩa trong chẩn đoán tổn thương phần mềm của khớp gối. MRI giúp đánh giá sự liên tục của dây chằng và các tổn thương khác kèm theo như rách sụn chêm, thương tổn sụn khớp, dây chằng bên, dây chằng chéo sau. MRI còn cho thấy phù tủy xương trong 80% các trường hợp. Đối với chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước khớp gối, cộng hưởng từ có độ nhạy từ 98% đến 99%, độ đặc hiệu 96,7%, độ chính xác 97%.

CÁC LOẠI TỔN THƯƠNG ĐỨT DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP

MRI đứt dây chằng chéo trước những điều cần biết. Dây chằng được cấu tạo từ các sợi collagen dài và xơ có nhiệm vụ nối hai hoặc nhiều xương và xung quanh khớp xương. Có 4 loại tổn thương đứt dây chằng đầu gối phổ biến:

Đứt dây chằng chéo trước

Đứt dây chằng chéo sau

Đứt dây chằng 2 bên

Đứt dây chằng giữa gối

Các trường hợp cần chỉ định chụp cộng hưởng từ phát hiện đứt dây chằng đầu gối

Chấn thương trong khi lao động nặng nhọc, tai nạn giao thông, chơi thể thao (bóng đá, bóng rổ, tennis…)  gây sưng, đau đầu gối

Có tiếng “pop” hoặc “lách tách” khi xảy ra va chạm, tác động vào đầu gối

Xuất hiện các bất thường tại đầu gối như: đau, sưng, thâm tím, chảy máu…

Chấn thương khi vận động: gập gối, ngã khuỵu gối, va chạm mạnh tại đầu gối, đột ngột đổi hướng, xoay người

Di chuyển khó khăn: đi tập tễnh, di chuyển đầu gối hạn chế, cảm giác không vững tại đầu gối.

Phát hiện các tổn thương khác của dây chằng đầu gối không thấy được khi chụp X-Quang, chụp cắt lớp vi tính(chụp CT) và các chẩn đoán hình ảnh khác.

Theo dõi biến chứng, tiến triển sau can thiệp, phẫu thuật khớp và dây chằng gối

Phát hiện và đánh giá các tổn thương khác tại đầu gối:

Sụn: sụn chêm (dập, rách, vỡ hoặc chèn ép), bong và vỡ sụn khớp

Khớp gối: trật khớp, viêm khớp, tràn dịch khớp, thoái hoá khớp …

Xương : gãy, vỡ, thoái hoá, các bất thường, dị tật xương bánh chè, xương chầy, xương đùi

ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA CHỤP CỘNG HƯỞNG DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI SO VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC

Chụp cộng hưởng từ dây chằng đầu gối là một phương pháp tối ưu trong việc chẩn đoán và đánh giá toàn diện các thành phần cấu tạo của đầu gối như xương, cơ, khớp, dây chằng, bao dịch hoạt…, phát hiện các điểm bất thường trong cấu trúc mô, cơ mà các kĩ thuật khác như chụp CT, X-Quang hay siêu âm không thực hiện được. Đây là kĩ thuật chẩn đoán không xâm lấn, không chứa ion bức xạ và không gây ra tác dụng phụ. Máy chụp cộng hưởng từ hiện đại ngày nay khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các dòng máy trước đây như phát ra tiếng ồn lớn, thời gian thực hiện lâu và mang lại cảm giác thoải mái nhất cho người bệnh.

Ảnh chụp MRI giúp quan sát kĩ hơn các dây chằng, mô, cơ dịch khớp gối (hình trái) mà ảnh X-Quang không thấy được (hình phải)

Những lưu ý khi thực hiện MRI dây chằng đầu gối

Hiện nay chưa ghi nhận bất kì tác dụng phụ nào liên quan khi tiến hành chụp dây chằng đầu gối. Tuy nhiên, vì máy chụp MRI tạo ra một từ lực lớn nên trước khi thực hiện, cần có những lưu ý với các trường hợp sau:

– Bệnh nhân đã từng phẫu thuật cấy ghép kim loại như: cấy van tim nhân tạo, đặt stent mạch vành, kẹp mạch vành…

– Bệnh nhân sợ các nơi chật hẹp, đóng kín, hội chứng sợ lồng kính (Claustrophobia)

– Chứa dị vật kim loại trong cơ thể như: mảnh đạn, nẹp vít trong phẫu thuật xương, răng giả, niềng răng, chỏm xương nhân tạo…

–  Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim, máy trợ thính, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da (với bệnh nhân điều trị đái tháo đường)…

– Bệnh nhân tâm thần, người có kích thước quá cỡ, trẻ nhỏ nghịch ngợm, không hợp tác.

– Người bệnh lao động trực tiếp trong môi trường khai thác và sản xuất kim loại

Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì:

Trước khi chụp cộng hưởng từ dây chằng đầu gối:

– Bệnh nhân nên mang theo hồ sơ bệnh án cũ, giấy tờ tùy thân, kết quả xét nghiệm gần nhất… để bác sĩ xem xét và tư vấn thực hiện.

– Phụ nữ mang thai dưới 12 tuần tuổi cần cân nhắc kĩ lưỡng và có sự chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa khi thực hiện chụp cộng hưởng từ dây chằng đầu gối.

– Không mang các vật dụng chứa kim loại như: kẹp cà vạt, chìa khóa, đầu bút bi, tiền kim loại, thắt lưng, trang sức, đồng hồ… vì có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh và làm sai lệch kết quả.

– Các thiết bị điện từ như: thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động (thẻ ATM), thẻ nhớ, chìa khóa từ, điện thoại di động có thể bị mất dữ liệu khi tiến hành chụp cộng hưởng từ.

– Với bệnh nhân đã thực hiện phẫu thuật cấy ghép thiết bị hỗ trợ tim mạch, máy tạo nhịp, máy trợ thính, kẹp mạch máu, các nẹp vít xương, răng giả, chỏm xương nhân tạo… cần nói rõ các thông tin cho bác sĩ để được tư vấn.

– Người bệnh tâm thần, trẻ nhỏ, người mắc hội chứng sợ lồng kính có thể được chỉ định dùng thuốc an thần hoặc gây mê theo chỉ định của bác sĩ trước khi thực hiện.

Thời gian chụp Cộng hưởng từ đầu gối:

– Thời gian chụp dao động khoảng 10 – 15 phút, kết quả có trong vòng 15-30 phút.

Day chang cheo truoc khop goi

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng