Đứt dây chằng đầu gối là một trong những chấn thương thường gặp nhất ở vùng khớp gối. Có thể xảy đến với bất kỳ ai… Vậy làm thế nào để nhận hiện tượng bị đứt dây chằng đầu gối và hướng xử trí ra sao trong trường hợp này? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
HIỆN TƯỢNG BỊ ĐỨT DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI
Đa phần hiện tượng bị đứt dây chằng đầu gối là do té chống chân xoay người hoặc do sự va chạm ở mặt trước cẳng chân đẩy mâm chày chạy ra sau. Biểu hiện lúc mới chấn thương bao gồm đau, gối sưng do chảy máu từ sự đứt dây chằng và có thể do tổn thương những thành phần khác của khớp như bao khớp và các dây chằng bên.
Bệnh nhân sẽ bị hạn chế vận động gối do đau, sưng. Sau 1 thời gian khoảng 2-3 tuần thì các hiện tượng bị đứt dây chằng đầu gối này sẽ mất dần đi, tuy nhiên sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ tứ đầu đùi tức là cơ nằm phía trước đùi, nếu cơ bạn khoẻ thì có thể bạn sẽ không bị lỏng gối do các cơ bù lại chức năng dây chằng, nhưng thông thường thì gối sẽ bị lỏng do mâm chày không có gì giữ nên sẽ bị bán trật ra trước gây triệu chứng mất vững hoặc đau hoặc cả hai.
Triệu chứng mất vững biểu hiện bằng việc bạn hay bị té khi đi nhanh hoặc chạy hoặc nặng hơn là khi đi lại bình thường.
Chúng ta hay dùng từ “sụm” gối để diễn tả hiện tượng đang đi tự nhiên bị té. Hoặc không trụ được chân bị tổn thương dây chằng. Nếu không điều trị có thể sụn chêm sẽ bị rách và gây kẹt khớp. Tức là khi đi tự nhiên gối giống như bị trật và kẹt ở 1 tư thế nào đó. Sau 1 hồi lắc lắc và lựa thế gập duỗi gối thì mới về bình thường được. Đôi khi không thể về bình thường mà phải nhờ người khác nắn hoặc phải tê để nắn (hiếm xảy ra). Để lâu hơn nữa gối sẽ bị hư (thoái hoá sụn) do mâm chày bị bán trật nhiều lần. Lúc này gối sẽ đau thường xuyên khi đi lại.
X quang thường chỉ có thể phát hiện nếu dây chằng bị đứt. Kèm theo giật ra 1 miếng xương nhỏ. ( Bệnh nhân càng nhỏ tuổi thì xương dễ bị giật bứt ra hơn). Còn thông thường thì không thấy gì cả và đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều BS bỏ sót chẩn đoán. Do lúc mới chấn thương gối đau nên khó khám và nhìn phim thì thấy hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân được cho xuất viện với chẩn đoán bong gân đầu gối.
Cách chẩn đoán phim thường, X- Quang, Mri.
Tuy nhiên khi chụp phim thường có kết hợp với việc ép đẩy mâm chày ra trước. Hoặc ra sau có thể gián tiếp cho chẩn đoán đứt dây chằng và phân mức độ lỏng lẻo. Ra trước hoặc sau của mâm chày (hình như có quá ít bệnh viện thực hiện việc này do các BS không yêu cầu và khoa X quang cũng ngại thực hiện. Vì mất nhiều thời gian trong bối cảnh bệnh nhân quá đông hiện nay)
Để chẩn đoán đứt dây chằng chéo thì không khó, bằng việc khám bằng các test đặc biệt. Bs có thể chẩn đoán được là đứt dây chằng. Chụp MRI cũng cho thấy hình ảnh đứt dây chằng và các tổn thương phối hợp như sụn chêm và các dây chằng khác. Tuy nhiên việc khám đem lại yếu tố quyết định cho vấn đề điều trị hơn là chỉ dựa vào phim MRI đơn thuần.
ĐIỀU TRỊ HIỆN TƯỢNG BỊ ĐỨT DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI
3.1 Điều trị bảo tồn
3.1.1 Chỉ định:
– Đứt không hoàn toàn dây chằng đầu gối, khớp gối còn vững
– Đứt dây chằng đầu gối ở bệnh nhân lớn tuổi.
– Đứt dây chằng đầu gối ở trẻ em còn sụn tăng trưởng
3.1.2 Điều trị: chủ yếu dùng thuốc giảm đau, kháng viêm. Tập vật lý trị liệu tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi.
3.2 Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật nội soi tái tạo lại dây chằng đầu gối đứt là phẫu thuật phổ biến hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới.
Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là sau 3 tuần kể từ khi bị chấn thương.
Phẫu thuật viên có thể dùng mảnh ghép bằng gân khác thay thế dây chằng chéo trước khớp gối đã bị đứt. Có thể là mảnh ghép tự thân hoặc đồng loại. Tuy nhiên do hiện nay ở Việt Nam các ngân hàng mô chưa phát triển nên chủ yếu vẫn là dùng các mảnh ghép tự thân là chính. Các mảnh ghép tự thân hiện nay hay được sử dụng là: mảnh ghép gân hamstring. Mảnh ghép gân bánh chè, mảnh ghép gân mác dài, mảnh ghép gân tứ đầu đùi…
Việc sử dụng mảnh ghép nào là tùy theo sở thích và kỹ năng được đào tạo của từng phẫu thuật viên, tuy nhiên mảnh ghép hamstring vẫn là mảnh ghép được ưa thích và hay dùng hơn cả. Có nhiều kỹ thuật mổ nội soi tái tạo lại dây chằng khớp gối. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào là tùy theo từng đối tượng bệnh nhân, kinh nghiệm và kỹ năng được đào tạo của từng phẫu thuật viên.
Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng