Phòng Khám Cơ Xương Khớp Sports Medic

Đứt Dây Chằng Chéo Trước Có Tự Lành Không?

Đứt Dây Chằng Chéo Trước Có Tự Lành Không?

Tác giả: Admin28/03/2024

Đứt dây chằng chéo trước có tự lành không? là một trong những câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều từ bệnh nhân. Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu để có câu trả lời chính xác nhất.

ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC LÀ THẾ NÀO ?

Đứt dây chằng chéo trước (DCCT) gây mất vững trước sau và mất vững xoay của khớp gối gây phiền toái cho người bệnh và thường biểu hiện như sau:

  • Có cảm giác yếu chân khi đi lại, chạy nhảy;
  • Cảm thấy khó chịu khi chạy nhanh, khi đổi hướng đột ngột;
  • Khó khăn khi đi xuống dốc hoặc đi xuống cầu thang;
  • Đau và khó chịu khi tiếp đất bằng chân bị chấn thương, đặc biệt trong các động tác giống như nhảy lò cò một chân;
  • Dễ bị ngã khi thực hiện các động tác thể lực: chạy nhanh, đổi hướng đột ngột, nhảy cao…

HẬU QUẢ CỦA ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

Đứt DCCT gây mất vững khớp gối làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực của người bệnh, đặc biệt ở người trẻ tuổi có nhu cầu hoạt động thể lực cao. Hậu quả của chấn thương này có thể bao gồm:

  • Tổn thương sụn chêm thứ phát: Sự mất vững khớp gối làm cho mâm chày trượt ra trước so với lồi cầu đùi khiến cho sụn chêm bị kẹt giữa 2 xương và bị rách. Sự lặp đi lặp lại của hiện tượng này làm cho rách sụn chêm ngày càng lan rộng.
  • Tổn thương sụn khớp: Thay đổi động học của khớp gối dẫn đến sự bất thường trong phân phối lực của lồi cầu xương đùi xuống mâm chày làm cho tổn thương sụn khớp. Hậu quả là dẫn đến thoái hóa khớp gối.

BẠN CÓ CẦN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRƯỚC PHẪU THUẬT KHÔNG ?

Đứt dây chằng chéo trước có tự lành không? Đứt dây chằng chéo trước tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà các Bác Sĩ sẽ chuẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên khi bị đứt dây chằng chéo trước thì sẽ được chỉ định tập phục hồi chức năng trước khi phẫu thuật, là rất quan trọng để giúp giảm đau và sưng cho khớp gối, phục hồi chức năng tầm vận động và sức mạnh cơ cũng như phục hồi dáng đi bình thường và học cách đi lại với nạng.

Việc chuẩn bị tập trước khi mổ này sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn sau phẫu thuật tái tạo DCCT. Bên cạnh việc phục hồi chức năng, chuyên viên vật lý trị liệu có thể đề nghị bạn tham gia các hoạt động chạm nhẹ như đạp xe đạp, bơi lội, sử dụng máy huấn luyện chéo (cross trainer) và máy chạy bộ để cải thiện chức năng tim phổi của bạn.

TẠI SAO BẠN CẦN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT DCCT?

Đứt dây chằng chéo trước có tự lành không? Sau khi phẫu thuật, cần khoảng chín tuần để mảnh ghép ở khớp gối lành lại. Một chương trình phục hồi chức năng phù hợp sẽ giúp bạn bảo vệ mảnh ghép này trong suốt quá trình phục hồi, giúp giảm đau, đảm bảo phục hồi sớm khả năng vận động, sức mạnh cơ, toàn bộ chức năng của khớp gối và khả năng hoạt động độc lập. Thông qua việc tập thăng bằng và dáng đi, phục hồi chức năng cũng sẽ giúp bạn trở lại các hoạt động thể thao ở cường độ như trước đây một cách an toàn.

KHI NÀO BẠN NÊN BẮT ĐẦU CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ?

Khi nằm viện, chương trình phục hồi chức năng của bạn sẽ bắt đầu vào ngày phẫu thuật và tiếp tục hàng ngày cho đến khi bạn xuất viện. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ giúp bạn đẩy nhanh tiến trình lành bệnh bằng phương pháp kiểm soát đau và sưng cùng với liệu pháp chườm lạnh có áp lực, đồng thời thực hiện sớm việc vận động khớp gối không gây đau bằng máy tập khớp gối thụ động liên tục (CPM).

Đứt dây chằng chéo trước có tự lành không? Chuyên viên vật lý trị liệu cũng sẽ hướng dẫn cho bạn cách bảo vệ mảnh ghép bằng các bài tập tăng sức mạnh cơ tứ đầu, tập luyện đi lại với nạng và hỗ trợ bạn lên xuống cầu thang cùng với nạng. Bạn sẽ được phép chịu một phần sức nặng lên chân phẫu thuật và không dùng nẹp gối trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ phẫu thuật.

Dưới đây là một số bài tập mà bạn sẽ cùng thực hiện:

  1. Gập – duỗi và xoay tròn cổ chân: nhằm duy trì sự lưu thông máu ở bắp chân và phòng ngừa tình trạng huyết khối, gập bàn chân lên xuống 10 lần, sau đó xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ, rồi ngược chiều kim đồng hồ, mỗi hướng 10 lần và thực hiện trong hai hiệp.
  2. Cơ tứ đầu: Cuộn một cái khăn và đặt dưới gối, gập bàn chân để gồng cơ tứ đầu. Giữ tư thế trong 10 giây sau đó thả lỏng trong 10 giây. Lặp lại động tác 10 lần và thực hiện trong hai hiệp.
  3. Trượt gót chân: Gập khớp gối từ từ đến 90 độ, giữ tư thế trong 10 giây, sau đó duỗi khớp gối và thả lỏng trong 10 giây. Lặp lại động tác 10 lần và thực hiện trong hai hiệp.
  4. Gập gối: Ngồi ở cạnh giường, duỗi thẳng chân phẫu thuật rồi dùng chân khỏe đỡ toàn bộ chân phẫu thuật, sau đó từ từ gập chân phẫu thuật lại dưới sự kiểm soát của chân khỏe. Để trở về tư thế thẳng chân, duỗi thẳng chân khỏe, bằng cách đó chân phẫu thuật sẽ duỗi theo chân này. Không được duỗi thẵng chân phẫu thuật mà không đỡ bên dưới bàn chân. Lặp lại động tác 10 lần.
  5. Nâng thẳng chân: Giữ thẳng chân phẫu thuật và nâng lên khỏi giường. Giữ tư thế trong sáu giây, sau đó đặt chân xuống giường và thả lỏng trong sáu giây. Lặp lại động tác 10 lần và thực hiện trong 3 hiệp.

BẠN SẼ ĐỐI PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG ĐAU VÀ SƯNG NHƯ THẾ NÀO ?

Nguyên tắc cơ bản để kiểm soát đau và sưng là phải xử trí trước khi tình trạng đó xuất hiện.


Từ ngày phẫu thuật, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ giúp bạn kiểm soát đau và sưng bằng các kỹ thuật không dùng thuốc nhưng phục hồi nhanh. Kỹ thuật thông thường nhất bao gồm điều chỉnh mức độ hoạt động cho phù hợp và áp dụng quy tắc RICE:

  • Nghỉ ngơi (R)
  • Liệu pháp lạnh (I)
  • Liệu pháp áp lực (C)
  • Nâng chân (E).

Nếu bạn có bất kỳ cơn đau cấp tính nào trong quá trình hồi phục, đừng ngần ngại trao đổi với Bác Sĩ .

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng