Phòng Khám SportsMedic

Sau Phẫu Thuật Đứt Dây Chằng Chéo Trước – Những Điều Bạn Cần Biết

Sau Phẫu Thuật Đứt Dây Chằng Chéo Trước – Những Điều Bạn Cần Biết

Tác giả: Admin28/03/2024

Sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước cũng như sau các cuộc mổ chỉnh hình khác, người bệnh cần phải trải qua giai đoạn quan trọng là tập luyện, có những bài tập tương đối khác nhau điều này phụ thuộc vào tính chất tổn thương của dây chằng, tùy theo kỹ thuật mổ và chất liệu mảnh ghép được sử dụng mà mỗi bệnh nhân. Sau đây là những bài tập vật lí trị liệu và những lưu ý để bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh. 

QUY TRÌNH TẬP LUYỆN SAU PHẪU THUẬT ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

Giai đoạn I: (từ tuần 0 – tuần thứ 2 sau mổ)

Mang nẹp bất động gối tư thế duỗi cả khi nằm ngủ;

Di động xương bánh chè (lên trên xuống dưới, sang hai bên);

Hàng ngày tháo nẹp, tập gấp duỗi gối thụ động, biên độ tăng dần (duỗi hết gối, gấp tối đa có thể đến 90 độ, ngày 3-4 lần);

Lúc đầu tập thụ động, sau tập chủ động hoặc chủ động có hỗ trợ;

Tập gồng cơ đùi, cơ cẳng chân trong nẹp;

Tập nâng bổng chân có nẹp khỏi mặt giường, dạng, khép chân;

Đi lại bằng hai nạng, tỳ một phần trọng lượng cơ thể, trong tư thế chân đặt nẹp duỗi gối tối đa;

Băng chun, chườm đá vùng gối trong những ngày đầu sau mổ;

Đặt nẹp bất động gối tư thế duỗi khi ngủ.

Mục đích của giai đoạn này: Gối duỗi hết, gấp đến 90 độ; Cơ tứ đầu khỏe; Tập được dáng đi bình thường

Giai đoạn II: (từ tuần thứ 3 – 4)

Tiếp tục gấp gối tăng dần, đạt 120 độ ở tuần thứ 4.

Tập cơ tứ đầu và cơ Hamstring (nếu Hamstring còn): Tập gấp, duỗi gối chủ động có sức cản;

Đi xe đạp tại chỗ;

Đi lại bằng nạng, có thể tỳ hoàn toàn trọng lượng cơ thể trên chân mổ (vẫn đặt nẹp, duỗi thẳng gối khi tỳ chân).

Mục đích của giai đoạn này: Biên độ gối đạt 120 độ.

Giai đoạn III: (từ 5 – 6 tuần)

Bỏ nẹp gối;

Tiếp tục tập tăng biên độ gối, đến tuần thứ 6 phải gấp hết gối;

Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90-40 độ và ngược lại;

Tập bước lên xuống cầu thang ít bậc;

Tập nâng đùi có bao cát khi gối gấp 90 độ, tăng dần trọng lượng.

Tập bơi.

Giai đọan IV: (tuần thứ 7 – 10)

Tiếp tục các bài tập như trên, tăng dần cường độ;

Chạy bước nhỏ trên đường phẳng, chạy tới và lùi.

Giai đoạn V: (từ tuần thứ 11 – 20)

Tiếp tục tăng cường các bài tập như trên.

Tập chạy tăng tốc độ dần, chạy ngang, bước lên xuống cầu thang nhiều bậc, tập đứng tấn lâu hơn.

Giai đoạn VI: (từ tháng thứ 5 – 6)

Bắt đầu chơi các môn thể thao nhẹ. Sau 6 tháng, có thể trở lại chơi thể thao bình thường khi: Biên độ gối phải đạt được > 130 độ;

Cơ Hamstring (nếu còn) đạt sức khỏe > 90% bình thường;

Cơ tứ đầu phải đạt được sức khỏe > 85% bình thường;

Các môn thể thao định chơi là những môn đã được huấn luyện thành thạo trước đó;

Duy trì được 2 – 3 lần chơi trong một tuần.

Lưu ý: Quá trình luyện tập phải được BS phẫu thuật giám sát, đánh giá và theo dõi qua những lần tái khám theo hẹn. Nếu có gì bất thường, người bệnh nên đến khám ngay.

NHỮNG LƯU Ý SAU PHẪU THUẬT ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC ĐỂ NHANH KHỎI

Sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng theo chế độ riêng thì bệnh nhân có thể mất rất nhiều thời gian để nhanh khỏi hay thậm chí là lại bị đứt dây chằng lần nữa.

Chính vì tính nghiêm trọng của nó mà những bệnh nhân sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước nên chú ý chăm sóc sức khỏe và nhất là không nên chủ quan mà gây hại về sau.

Thứ 1:

Tuyệt đối không được tự ý bỏ nẹp tùy tiện khi chưa được sự cho phép của bác sĩ điều trị. Người bệnh bắt buộc phải mang nẹp trong mọi thao tác đi đứng và ngay cả lúc ngủ,  trừ trường hợp nghỉ ngơi tại chỗ để không gây ảnh hưởng đến việc phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước .

Thứ 2:

Tuyệt đối không bỏ nạng trong vòng 2 tuần đầu sau mổ đứt dây chằng đầu gối trước.

Trường hợp này không hiếm trong thực tế vì cảm thấy khó khăn vướng viếu mà bệnh nhân tự ý bỏ nạng nhưng chính hành động vô ý này sẽ làm cho đầu gối sưng đau, ảnh hưởng đến nguyên một quá trình điều trị trước đó và thời gian hồi phục .

Thứ 3:

Tùy từng giai đoạn mà tập luyện co đầu gối ở các cường độ khác nhau , tránh co gối quá mức ngay từ tháng đầu làm ảnh hưởng đến sự liên kết của dây chằng đầu gối trước mới tái tạo gây lỏng dây chằng.

Thứ 4:

Một điều lưu ý đối với tất cả các bệnh nhân đứt dây chằng đầu gối trước sau mổ là hạn chế đi lại nếu không thực sự cần thiết ở giai đoạn đầu nhằm tránh sưng gối và không làm ảnh hướng toàn quá trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước .

Thứ 5:

Trong 2,5 tháng thì người bệnh tránh lên xuống cầu thang hay lái xe 2 bánh hoặc ngồi xổm, đây là những tư thế nên tránh nhằm các tình huống bất ngờ có thể gây tai nạn dẫn đến đứt dây chằng mới tái tạo.

Thứ 6: Tránh sợ đau mà ngại di chuyển.

Nhiều bệnh nhân có tâm lý sợ đau, sợ đi lại đụng chạm chỗ mổ khiến vết thương lâu lành mà chỉ nằm tại chỗ không dám cử động chân, nhưng chính vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn, máu có thể bị ngưng trệ và mô sẹo có thể bị co rút lại. Đã không ít trường hợp cầu cứu lấy bác sĩ vậy nên hãy làm theo chỉ dẫn bác sĩ , theo những bài tập cá nhân đã được xây dựng.

Thứ 7:

Tránh tuyệt đối việc chạy nhảy hay chơi thể thao trong 3 tháng đầu vì dây chằng lúc này chưa liên kết đủ mạnh, chưa vững chắc vẫn đang trong quá trình hồi phục nên không thể thực hiện các động tác vặn, xoay, gấp gối hay di chuyển nhanh.

Thứ 8:

Chỉ theo những bài tập mà bác sĩ điều trị xây dựng, tránh nghe hay xem ở đâu đó các bài tập và tập theo vì chấn thương đứt dây chằng đầu gối trước ở mỗi người một khác nhau nên bài tập vật lý trị liệu cũng theo đó mà khác nhau, nếu tập sai có thể ảnh hưởng xấu tới dáng đi và khả năng di chuyển sau này đặc biệt rất khó để sửa lại được.

Thứ 9:

Người bệnh sau mổ nên hạn chế việc thức khuya hay dậy quá sớm vì trong thời gian này bạn cần giữ sức khỏe trong tình trạng tốt nhằm hỗ trợ cho các bài tập cũng như giúp dây chằng được phục hồi tốt nhất có thể. Nhớ rằng thể trạng rất quan trọng trong giai đoạn này.

Thứ 10:

Để giữ một thể trạng tốt thì bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết tránh việc kiêng cử quá mức chỉ trừ những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể bạn.

THĂM KHÁM BÁC SĨ ĐỊNH KÌ

Việc thăm khám định kì và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn trong từng giai đoạn phục hồi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Thăm khám định kì sẽ giúp bệnh nhân biết được các biến chứng hoặc dấu hiệu bất thường trong quá trình phục hồi cần xử lý, biết được tình trạng hồi phục hiện tại, đồng thời có lời khuyên của bác sĩ cho quá trình tập luyện và phục hồi tốt nhất, tránh các biến chứng không đáng có.

Quá trình luyện tập phải được BS phẫu thuật giám sát, đánh giá và theo dõi qua những lần tái khám theo hẹn. Nếu có gì bất thường, người bệnh nên đến khám ngay.

Sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước thì việc phục hồi nhanh khả năng vận động là điều mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng muốn. Và phương án mà đa số các bệnh nhân đều lựa chọn là vật lý trị liệu, để có thể phục hồi hoàn hảo thì bạn cần biết vật lý trị liệu ở đâu tốt nhất để có thể được các bác sĩ, y tá hướng dẫn tận tình và nhanh chóng hồi phục.

Day chang cheo truoc khop goi

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng