Phòng Khám SportsMedic

Đứt Bán Phần Dây Chằng Chéo Sau – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Đứt Bán Phần Dây Chằng Chéo Sau – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Tác giả: Admin01/03/2024

Đứt bán phần dây chằng chéo sau có nguy hiểm không, có cần phải điều trị không ? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng liên quan đến chấn thương đứt bán phần dây chằng chéo sau hay còn gọi đứt một nửa, mà bạn cần biết để có thể kịp thời chữa trị và tránh được những biến chứng không mong muốn.

 ĐỨT BÁN PHẦN DÂY CHẰNG CHÉO SAU LÀ GÌ ?

Chấn thương đứt bán phần dây chằng chéo sau (căng giãn hay bị đứt không hoàn toàn), đa số là bị đứt dây chằng chéo sau hoàn toàn: phần lớn là tốt nếu bệnh nhân tập luyện phục hồi chức năng đúng phương pháp, tập đủ thời gian, thông thường ít nhất là 3 tháng mà bác sĩ trị liệu đưa ra.

NGUYÊN NHÂN ĐỨT BÁN PHẦN DÂY CHẰNG CHÉO SAU

Chấn thương đứt bán phần dây chằng chéo sau có thể xảy trong nhiều tình huống. Đa phần do lực tác động trực tiếp từ trước ra sau, đẩy thật mạnh cẳng chân về phía sau làm đứt dây chằng (thường thấy trong tai nạn xe hơi hoặc xe máy do thắng quá đột ngột, hoặc bị tông thẳng từ phía trước đầu gối).

 

PHÂN LOẠI CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO SAU

Khoảng một nửa số chấn thương dây chằng chéo sau xảy ra với các tổn thương kèm theo khác nhau. Đứt dây chằng hay được gọi là bong gân và được phân loại tùy vào mức độ chấn thương của người bệnh.

– Bong gân mức độ 1: dây chằng bị tổn thương nhẹ, hay dây chằng bị kéo căng nhưng khớp gối vẫn còn vững.

– Bong gân mức độ 2: dây chằng bị tổn thương vừa phải hay bị đứt bán phần dây chằng chéo sau khớp gối có thể bị lỏng.

– Bong gân mức độ 3: dây chằng bị tổn thương nặng hay dây chằng bị đứt hoàn toàn, khớp gối không còn ổn định nữa.

Đứt bán phần của dây chằng chéo sau rất ít gặp, hầu hết chấn thương đứt dây chằng chéo sau là đứt hoàn toàn.

BIỂU HIỆN ĐỨT BÁN PHẦN DÂY CHẰNG CHÉO SAU

– Sưng đau tại đầu gối:

Đây là triệu chứng đứt bán phần dây chằng chéo sau mà bệnh nhân cảm nhận ngay lập tức ở đầu gối rất đau rồi sưng và khó khăn trong việc đi lại.

– Lỏng khớp gối:

Một vài tuần sau khi hết sưng đau ở đầu gối, bệnh nhân có thể đi lại bình thường nhưng sẽ có cảm giác gối bị lỏng và thể hiện như những biểu hiện sau

  • Không thể đi nhanh như trước được nữa
  • Cảm giác bị chẹo ở chân bị chấn thương khi đi
  • Đi trên đường gồ ghề có cảm giác bị đau và khó đi,…

– Teo cơ:

Chân bên bị chấn thương nhỏ dần, do sưng đau và lỏng gối nên bệnh nhân không vận động chân này hoặc có mà ít vận động, khi di chuyển chủ yếu là chân không bị chấn thương nên dẫn đến chân ngày càng bị yếu và teo cơ.

ĐỨT BÁN PHẦN DÂY CHẰNG CHÉO SAU CÓ CẦN ĐIỀU TRỊ KHÔNG

Đứt bán phần dây chằng chéo sau có thể tự lành lại sau một thời gian, nên những trường hợp nhẹ có thể điều trị bảo tồn; kết hợp giữa đeo nẹp gối và tập vật lý trị liệu tích cực để phục hồi chức năng dây chằng. Ngay cả khi đã điều trị tích cực, thời gian hồi phục cũng cần từ 3-6 tháng mới có thể khôi phục lại các hoạt động sinh hoạt bình thường.

Khi hoạt động khớp gối chưa ổn định, khớp còn lỏng lẻo nếu tập luyện không đúng cách, tập thể thao cường độ mạnh quá sớm có thể làm ảnh hưởng đến các thành phần khác của sụn khớp và di chứng về sau.

Do đó, bạn nên tới khám tại phòng khám chuyên khoa dây chằng chéo và  vật lý trị liệu để được hướng dẫn cách thức tập luyện phù hợp bạn nhé!

Day chang cheo truoc khop goi

Day chang cheo truoc khop goi

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng