- Thoái hóa khớp háng là tình trạng tổn thương sụn khớp, các xương dưới sụn và dây chằng xung quanh khớp háng. Khớp háng là một khớp lớn của cơ thể nên việc bị tổn thương khớp háng rất hay thường gặp.
- Khoảng 50% là thoái hóa khớp háng nguyên phát, khớp háng ngày càng già đi, đặc biệt là từ 55 tuổi trở lên thì bệnh thoái hóa khớp háng rất dễ xảy ra. Ngoài ra còn có các bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp háng gọi là thoái hóa khớp háng thứ phát như hư khớp, chấn thương khớp, chấn thương cổ xương đùi…
– Nguyên nhân: Ngoài tình trạng khớp háng bị già đi thì còn có những bệnh lý, chấn thương từ gãy xương, vỡ xương cổ chảo, đặc biệt ở Việt Nam rất hay gặp tình trạng hoại tử chỏm vô khuẩn chỏm xương đùi ở người nghiện rượu, hút thuốc lá nhiều…gây thoái hóa khớp háng do tắc các mạch nuôi của dây đường chỏm cũng như của khớp dẫn đến hoại tử chỏm xương đùi. Ngoài ra còn có một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp háng như lao khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp…
– Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng từ nhẹ đến nặng, người bệnh thường có các dấu hiệu như đau vùng khớp háng, đau ở vùng hông, bẹn với mức độ khác nhau, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Triệu chứng đau của thoái hóa khớp háng rất dễ nhầm lẫn với đau vùng lân cận như đau thần kinh tọa, đau cột sống thắt lưng, đau khớp gối.
Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng thì nên lựa chọn chơi những môn thể thao phù hợp, chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, Omega3…Không nên để thừa cân, béo phì làm tăng tải trọng của khớp háng. Với thanh niên trẻ đang trong độ tuổi lao động thì nên có cuộc sống lành mạnh, tập thể thao phù hợp để duy trì năng lượng vận động tốt.