Phòng Khám SportsMedic

Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối – Nguy hiểm CHỚ XEM THƯỜNG

Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối – Nguy hiểm CHỚ XEM THƯỜNG

Tác giả: Admin27/03/2024

Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối là hiện tượng dây chằng bị kéo giãn nhưng lại không bị đứt hoàn toàn và chỉ làm cho người bệnh thấy đau. Vùng bị tổn thương có dấu hiệu bị sưng nhưng không bầm tím, vận động sẽ không được vững vàng. Tuy nhiên, khớp vẫn được giữ vững mà không bị lỏng lẻo. Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối điều trị bao lâu thì khỏi ? Bài viết này Phongkhambonnela.com sẽ giải đáp chi tiết nhất. Cùng theo dõi nhé!

TRIỆU CHỨNG GIÃN DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI

Giãn dây chằng đầu gối là hiện tượng thường là do chấn thương gây ra chẳng hạn như: vận động quá mạnh, bị ngã. Người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như là:

Trong giai đoạn đầu mắc bệnh thì sẽ thấy đầu gối bị đau nhức. Cơn đau sẽ ngày càng tăng lên và kéo dài dẫn tới tình trạng sưng khớp đầu gối và khả năng vận động bị ảnh hưởng nhiều.

Sau thời gian khoảng 2 đến 3 tuần thì hiện tượng đau nhức sẽ thuyên giảm. Nhưng phía trước đầu gối lại xuất hiện hiện tượng bị teo cứng cơ. Trong trường hợp những cơ tại đầu gối mà khỏe mạnh. Thì người bệnh sẽ không bị lỏng lẻo đầu gối. Vì những cơ đã bù lại hoàn toàn chức năng chính của dây chằng. Phần lớn trường hợp bị giãn dây chằng đầu gối đều sẽ bị lỏng lẻo khớp. Vì mâm chày đã không thể giữ được sự cố định. Nên bị trật ra bên ngoài vị trí quy định dẫn tới đâu.

Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối

Nếu người bệnh để lâu không chịu điều trị. Sẽ khiến cho đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng do sụn khớp thoái hóa. Khi đó mâm chày bị chật ngày càng nhiều. Và cơn đau sẽ kéo tới liên tục, thường xuyên đặc biệt là lúc đi lại, vận động.

Tại vùng khớp gối thì triệu chứng đứt dây chằng chéo trước được coi là chấn thương phổ biến và nó có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào.

NGUYÊN NHÂN ĐAU DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI

Giãn dây chằng đầu gối là một loại chấn thương khá phổ biến hiện nay khi chơi thể dục thể thao. Ở những bộ môn như cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, tennis…. Tai nạn giao thông do va chạm hoặc trong quá trình sinh hoạt không may bị tai nạn như: Trượt chân ngã trên sàn nhà, cầu thang…

Theo ước tính thì 70% chấn thương khi chơi thể thao. Thường khiến người bệnh bị giãn dây chằng gối. Khi đang chạy chân bị xoắn vặn một cách đột ngột, đi đá bóng bị người khác dẫm vào chân, xoay người chuyển tư thế quá nhanh, sa chân xuống hố, nhảy quá cao rồi tiếp đất với chân trụ không vững, không thuận.

Thông thường giãn dây chằng đầu gối sẽ gây ra những cơn đau ở tại đầu gối. Khiến cho người bệnh khó có thể vận động. Nhiều khi còn nhầm tưởng nó là một bệnh xương khớp khá bình thường. Nên chủ quan không tìm phương pháp điều trị kịp thời. Do đó, nếu như thấy mình có triệu chứng của bệnh tốt hơn hết là nên tới bệnh viện để khám.

GIÃN DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI NÊN LÀM GÌ?

Giãn dây chằng đầu gối làm cho người bệnh cảm thấy nhiều đau đớn và khó chịu. Sau khi chấn thương thì việc xác định mức độ tổn thương của dây chằng chéo là rất khó. Chỉ có thể tự xử trí đúng cách bằng các phương pháp như chườm lạnh bằng đá bọc vải hay nilong để giảm đau, phù nề và hạn chế bị chảy máu.

Không được sử dụng các loại cao nóng hoặc chườm nóng vào đầu gối do chúng có thể làm cho tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, có thể khiến dây chằng khó để có thể trở về trạng thái bình thường.

Giãn dây chằng đầu gối nên làm gì?

Nếu như đang hoạt động thì cần phải dừng lại ngay và nghỉ ngơi tại chỗ. Sau đó nên nhờ những người xung quanh đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có các biện pháp xử lí kịp thời.

Đa số, người bệnh cần phải được chụp X quang, MRI để nhận thấy các tổn thương như giãn đứt dây chằng hoặc rách sụn chêm… Bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán về bệnh để tư vấn các phương pháp điều trị. Nên lựa chọn các cơ sở uy tín để giúp cho quy trình này diễn ra chính xác và hiệu quả hơn và nên chườm đá để giảm đau, phù nề, hạn chế bị chảy máu nếu có.

ĐIỀU TRỊ GIÃN DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI BAO LÂU KHỎI

Nếu như trường hợp bị giãn dây chằng đầu gối không hoàn toàn dẫn tới những tổn thương. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc tới việc thực hiện phẫu thuật. Còn với trường hợp người bệnh không cần vận động mạnh, cao, người bệnh là nữ, đầu gối bị lỏng lẻo không nhiều, các khu vực khác không bị tổn thương… thì không cần thiết phải thực hiện phẫu thuật.

Nhưng nếu gặp phải chấn thương thì người bệnh cũng cần phải thực hiện sử dụng nẹp để bất động gối trong thời gian từ 3 đến 4 tuần tùy thuộc vào từng tổn thương. Cộng thêm việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu như với trường hợp người bệnh bị thương tổn đứt hẳn dây chằng chéo và  cần vận động cao. Thì việc phẫu thuật được coi là giải pháp hiệu quả nhất lúc này. Nhằm tránh thoái hóa gối và đảm bảo chức năng hoạt động của dây chằng được duy trì.

Có thể khẳng định, giãn dây chằng đầu gối chính là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Có thể xuất hiện di chứng nếu như người bệnh không có phương án điều trị kịp thời. Để biết chính xác tình trạng bệnh của mình như thế nào, phương hướng khắc phục ra sao. Thì bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra, thực hiện chụp X-quang và nghe theo tư vấn,chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Day chang cheo truoc khop goi

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng