Mục lục bài viết
PHIỀN TOÁI GẶP PHẢI KHI BỊ ĐỨT DÂY CHẰNG
Tình trạng đứt dây chằng gây ra sự mất cân bằng trước sau và mất cân bằng xoay của khớp gối. Điều này dẫn đến nhiều phiền toái cho người bệnh:
- Cảm giác chân yếu hẳn khi đi bộ, chạy nhảy
- Khó chịu khi chạy nhanh, khi thay đổi hướng đi đột ngột
- Khó khăn mỗi khi đi xuống dốc hoặc xuống cầu thang
- Đau đớn mỗi khi tiếp đất bằng chân bị chấn thương, nhất là trong các động tác tương tự như nhảy lò cò một chân
- Dễ bị té ngã khi cố gắng thực hiện các động tác thể lực
Người bệnh như bị mất đi một phần chức năng của chân, thậm chí phải tạm ngưng thi đấu, ngừng chơi thể thao một thời gian dài để tập trung điều trị. Đứt dây chằng bao lâu thì lành còn tùy vào thời điểm phát hiện, chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn.
HẬU QUẢ CỦA ĐỨT DÂY CHẰNG
Đứt dây chằng gây mất vững khớp gối làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực của người bệnh, đặc biệt ở người trẻ tuổi có nhu cầu hoạt động thể lực cao. Hậu quả của chấn thương này có thể bao gồm:
Tổn thương sụn chêm thứ phát: Sự mất vững khớp gối làm cho mâm chày trượt ra trước so với lồi cầu đùi khiến cho sụn chêm bị kẹt giữa 2 xương và bị rách. Sự lặp đi lặp lại của hiện tượng này làm cho rách sụn chêm ngày càng lan rộng.
Tổn thương sụn khớp: Thay đổi động học của khớp gối dẫn đến sự bất thường trong phân phối lực của lồi cầu xương đùi xuống mâm chày làm cho tổn thương sụn khớp. Hậu quả là dẫn đến thoái hóa khớp gối.
CHẨN ĐOÁN ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO DỰA VÀO ĐÂU?
Khi bị chấn thương dây chằng, bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng sau đây:
- Giai đoạn cấp tính: Xảy ra ngay sau khi bị chấn thương, với các biểu hiện như đau, sưng gối, vận động khó khăn. Nếu không được phát hiện, thì các triệu chứng này thường giảm dần theo thời gian.
- Giai đoạn mãn tính: Bệnh nhân bị đau mỗi khi vận động mạnh, nhất là chơi các môn thể thao.
Việc chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng là chính. Khi thăm khám khớp gối, nếu phát hiện thấy dấu hiệu ngăn kéo (trước – sau) (xương chày lệch so với xương đùi) là một dấu hiệu để chẩn đoán đứt dây chằng. Ngoài ra, có thể chụp X-quang để đảm bảo không bỏ sót tình trạng gãy xương. Bên cạnh đó, chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể cho thấy hình ảnh của đứt dây chằng, tình trạng của sụn chêm, của xương và của các dây chằng khác. Kết quả từ các thủ thuật thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
ĐỨT DÂY CHẰNG ĐỂ LÂU CÓ SAO KHÔNG ?
Trước hết cần hiểu chức năng của dây chằng khớp gối. Dây chằng khớp gối giữ cho phần cẳng chân của bệnh nhân không bị bán trật ra phía trước.
Khi bị dứt dây chằng, phần mâm chày của cẳng chân có xu hướng bị bán trật ra trước lúc chạy nhảy, xoay người. Những người bị đứt dây chằng đôi khi không biết mình bị đứt dây chằng mà chỉ thấy lâu lâu bị sụm té, nhất là khi chạy, nhảy, leo cầu thang hay khi đi nhanh và xoay người đột ngột.
Sự bán trật khớp gối của người bị đứt dây chằng khiến việc vận động mạnh của bệnh nhân hạn chế, mặt khác khớp gối thoái hóa do khớp gối bị bán trật thường xuyên. Đó là lý do khiến các bác sĩ buộc phải phẫu thuật để tái tạo dây chằng chéo cho bệnh nhân.
Vai trò quan trọng nhất của dây chằng là giữ vững khớp gối. Dây chằng chéo dù trên hình ảnh MRI đứt bán phần nhưng nếu khớp gối mất vững khi khám sẽ có chỉ định mổ để tái tạo dây chằng.
Ngược lại, chỉ định mổ sẽ ít khi được đặt ra, nếu bệnh nhân không có nhu cầu hoạt động thể lực mạnh, không có triệu chứng mất vững và nếu lớn tuổi mặc dù trên MRI đứt hoàn toàn dây chằng.
Như vậy có thể thấy quyết định mổ dây chằng sẽ dựa trên việc khám xem gối bệnh nhân có lỏng hay không chứ không phải dựa hoàn toàn vào MRI hay yếu tố đứt dây chằng để lâu có sao không.
THỜI ĐIỂM NÀO MỔ ĐỨT DÂY CHẰNG TỐT NHẤT?
Đứt dây chẳng cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt, vì nếu không phẫu thuật sớm nguy cơ bị tổn thương thứ phát sụn chêm hoặc thoái hoá khớp, teo cơ…
Theo các nghiên cứu gần đây các bác sĩ đồng ý nên phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối bị đứt khi khớp gối đã trở về gần như bình thường với mức độ co duỗi hoàn toàn bình thường, gối không còn triệu chứng sưng nề. Việc mổ quá sớm khi gối còn sưng nề khiến bệnh nhân có nguy cơ bị cứng khớp gối sau mổ.
Để đạt được kết quả tối ưu sau mổ và tránh các nguy cơ biến chứng trong và sau khi mổ, bệnh nhân nên tìm hiểu lựa chọn kĩ nơi mổ, phương pháp mổ, cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ phẫu thuật.
ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO CÓ BẮT BUỘC PHẢI MỔ ĐỂ NỐI LẠI HAY KHÔNG ?
“ MỔ NỐI DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC hoặc ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO SAU GỐI LÀ NHU CẦU CỦA BẠN- CHỨ KHÔNG PHẢI NHU CẦU CỦA BÁC SĨ”
Bạn muốn chạy nhảy, chơi thể thao, trở lại niềm đam mê của mình. Bạn muốn cơ thể lành lặn, không bị teo cơ, không có nguy cơ thoái hoá khớp, bạn không muốn phải mãi lo nghĩ về nó…Đó là NHU CẦU của bạn, Bác Sĩ chỉ GIÚP bạn biến nhu cầu đó thành hiện thực.
Để trả lời câu hỏi hỏi này, tôi thường tóm tắt như sau:
– Đứt dây chằng chéo trước không mổ + Không tập gì hết: gối còn 50-60%
– Đứt dây chằng chéo trước không mổ + có tập luyện (Vật lý trị liệu, tập cơ, đai nẹp…): gối được 70-80%
– Đứt dây chằng chéo trước mổ đúng + Tập đúng: gối đạt 90-95% hoặc hơn
Như vậy đứt dây chằng để lâu có sao không chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Và nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào hay những câu hỏi về đứt dây chằng chéo, xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và điều trị thích hợp nhé.
Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng