Tt – nhiều cầu thủ, vận động viên tên tuổi như tuyển thủ bóng đá Phan Văn Tài Em, Lê Tấn Tài, Đỗ Hồng Tiến Hay Vận Động Viên Nguyễn Thị Huyền Diệu, Nguyễn Văn Hùng… đã được điều trị tại Khoa y học thể dục thể thao Bệnh viện Nhân dân 115 (tp.HCM).
Trước đây mỗi khi bị chấn thương, các vận động viên (VĐV) thường ra nước ngoài điều trị. Khi điều trị, phẫu thuật ở nước ngoài, các VĐV và những đơn vị quản lý phải tốn kém ít nhất là 100 – 150 triệu đồng, gấp 10 lần chi phí cho một ca tương tự chữa trị tại khoa y học thể dục thể thao (TDTT). Chưa kể sau khi về nước, các VĐV không được theo dõi luyện tập phục hồi, một yếu tố quan trọng trong điều trị chấn thương thể thao.
Từ điều trị cho vận động viên
Hiện nay khoa y học TDTT Bệnh viện 115 có thể đảm đương việc điều trị các chấn thương thể thao phổ biến, thực hiện được cả những ca phức tạp nhất như phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước và các ca đứt nhiều dây chằng.
Với trường hợp của VĐV karatedo Nguyễn Thị Huyền Diệu, sau khi chẩn đoán, êkip các bác sĩ chuyên khoa y học TDTT đã tiến hành phẫu thuật sụn chêm và plica khớp gối (cắt bỏ các xơ dính) bằng dụng cụ cắt đốt nội soi dùng sóng cao tầnSau khi mổ 3 – 4 tuần, VĐV Huyền Diệu đã có thể bắt đầu tập luyện các động tác nhẹ nhàng.
Gần đây là trường hợp một VĐV đội năng khiếu bóng đá Long An bị đứt dây chằng chéo trước (dây chằng quan trọng nhất trong bốn dây chằng giữ vững đầu gối). Do VĐV này còn trẻ (sinh năm 1994) nên các bác sĩ phải phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước bằng crosspin để tránh tổn thương tối thiểu đến sụn tăng trưởng.Sự thành công của các ca điều trị như thế này đã tạo niềm tin cho các VĐV tên tuổi tìm tới khoa Y học TDTT khi có vấn đề trong quá trình thi đấu, tập luyện.
Như trường hợp của tuyển thủ bóng đá Phan Văn Tài Em khi bị đau trở lại khớp gối, bị bong gân cổ chân hay các tuyển thủ Lê Tấn Tài, Đỗ Hồng Tiến, VĐV Nguyễn Văn Hùng… Bên cạnh đó, khoa còn tổ chức khám cho VĐV ở các câu lạc bộ thể thao như Đồng Tâm – Long An, Đồng Tháp, đội bóng đá nữ TP.HCM, CLB bơi lội Thanh Đa…Sau hơn một năm hoạt động, khoa đã điều trị cho hàng ngàn lượt bệnh nhân và phẫu thuật hơn 100 trường hợp, trong đó có 52% là VĐV.
Trên 50% các ca phẫu thuật là tái tạo dây chằng chéo trước do đây là chấn thương rất thường gặp ở VĐV trong các cuộc thi đấu.Đến điều trị cho mọi ngườiKhông chỉ chữa trị chấn thương của các VĐV, khoa y học TDTT còn điều trị rộng rãi cho mọi đối tượng bị chấn thương thể thao. Anh L.T.Hùng (Q.8) bị đau đã lâu do té ngã khi chơi đá bóng. Anh đến một số cơ sở y tế để khám và được chẩn đoán là thoái hóa khớp, nhưng uống thuốc nhiều lần đau nhức vẫn không hết.
Tìm đến khoa y học TDTT BV Nhân Dân 115, anh đã được chẩn đoán lại: bị đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm. Được phẫu thuật ngay sau khi nhập viện, hiện anh Hùng đã có thể đi được bằng hai nạng, gối không còn sưng.Khi chơi bất kỳ môn thể thao nào, người chơi cũng có thể gặp các vấn đề về cơ, xương, khớp, dây chằng…
Ngoài ra, gai xương, thoái hóa khớp ở người già cũng phổ biến, nhưng do tổn thương bên trong hay chỉ thấy đau nhức nên nhiều người thường thờ ơ bỏ qua. Theo bác sĩ Đỗ Tiến Dũng, trưởng khoa y học TDTT, có khoảng 90% các chấn thương thể thao không cần mổ. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì các chấn thương này dễ trở thành mãn tính, khó chữa trị.Khoa cũng thường xuyên hợp tác với chuyên gia các nước trong đào tạo, huấn luyện và điều trị. Đồng thời sử dụng các phương tiện hiện đại, hiệu quả cao, ít sang chấn như dụng cụ cắt đốt nội soi bằng sóng cao tần (RF), MRI (chụp ảnh cộng hưởng từ)… Không chỉ phát hiện, chữa trị mà còn theo dõi, tái khám nhiều lần, giúp bệnh nhân tập phục hồi cho đến khi lành hẳn.
Nguồn: https://tuoitre.vn/dieu-tri-chan-thuong-khi-choi-the-thao-206192.htm
Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng