Phòng Khám SportsMedic

Cấu Tạo Dây Chằng Đầu Gối – Giải Thích Lý Do Tại Sao Khớp Gối Dễ Chấn Thương?

Cấu Tạo Dây Chằng Đầu Gối – Giải Thích Lý Do Tại Sao Khớp Gối Dễ Chấn Thương?

Tác giả: Admin29/09/2021

Khớp gối có vai trò quan trọng giúp nâng đỡ cơ thể trên từng bước chân trong suốt một đời người. Với kết cấu phức tạp và cấu tạo từ nhiều phần khác nhau, khớp gối rất dễ gặp chấn thương, đặc biệt là khi vận động mạnh, thường gặp nhất là hiện tượng đứt dây chằng khớp gối. Vậy cấu tạo dây chằng đầu gối như thế nào và tại sao bộ phận này lại dễ bị tổn thương đến thế?

CẤU TẠO DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI

Dây chằng đầu gối được xem là khớp lớn nhất trong cơ thể của con người và là một trong những khớp dễ phải chịu những tổn thương nhất. Khớp gối được cấu tạo bởi 4 thành phần chính đó là : xương, sụn, dây chằng và gân.

1. Xương

 Khớp gối được hình thành bởi 3 xương là: xương đùi, xương chày và xương bánh chè.

2. Sụn

Bao gồm có sụn khớp và sụn chêm

  • Sụn khớp: Đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và mặt sau của xương bánh chè được bao bọc bởi sụn khớp. Lớp sụn khớp trơn nhẵn này giữ vai trò quan trọng giúp cho khớp gối có thể vận động một cách trơn tru khi ta co hay duỗi gối.
  • Sụn chêm:Giữa các mặt khớp xương đùi và xương chày có 2 miếng sụn có hình chêm, được gọi là sụn chêm và nó đóng vai trò như chiếc “giảm xóc” cho cơ thể.

3. Dây chằng

Các xương sẽ được kết nối lại với nhau nhờ vào hệ thống các dây chằng này. Khớp gối của cơ thể sẽ có tới 4 dây chằng chính để giúp liên kết các xương lại với nhau và giữ vững cho khớp.

  • Dây chằng bên: Nằm ở hai mặt của khớp gối, bao gồmdây chằng bên ngoài nằm ở bên ngoài và dây chằng bên trong nằm ở bên trong của khớp gối. Các dây chằng bên đảm nhiệm vai trò kiểm soát toàn bộ các hoạt động sang hai bên của khớp gối.
  • Dây chằng chéo: Có vị trị là nằm ở bên trong của khớp gối, bao gồm các dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, hai dây chằng này bắt chéo nhau theo hình chữ “X” nên mới có tên gọi là dây chằng chéo. Dây chằng chéo có sẽ kiểm soát toàn bộ các hoạt động, cử động ra đằng trước và sau của khớp gối.

4. Gân

 Để cơ liên kết với xương được thì phải nhờ vào gân. Các cơ quan phía trước đùi liên kết với xương bánh chè là nhờ vào gân từ đầu đùi và liên kết với xương chày nhờ vào gân bánh chè.

TỈ LỆ CHẤN THƯƠNG ĐỨT DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI

Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị chấn thương đứt dây chằng đầu gối mà là khá cao, phổ biến nhất là ở nam giới. Đối tượng thường gặp chấn thương gối là những người hay tham gia các hoạt động thể thao di chuyển nhiều với cường độ cao, như bóng đá, cầu lông, tennis,… và cả những người lao động nặng.

Vì khớp gối là một khớp khá lỏng lẻo nên trong quá trình tập luyện rất hay bị tổn thương, chẳng hạn như trật khớp, đứt dây chằng chéo, tổn thương sụn, gãy xương… trong đó đứt dây chằng đầu gối là chấn thương chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo thống kê, tại Mỹ mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp bệnh nhân nhập viện để điều trị đứt dây chằng đầu gối.

Mặt khác, dây chằng đầu gối bị đứt  khiến cho phần mâm chày bị di lệch ra phía trước xương đùi, dẫn đến khớp gối trở nên lỏng lẻo hơn, hay bị trật, mất đi sự vững chắc, khiến người bệnh đau đớn, đi lại gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này kéo dài có khả năng dẫn đến nhiều tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn, như thoái hóa khớp, teo cơ, rách sụn chêm… khiến cho việc điều trị ngày một phức tạp hơn.

CÁC CHẤN THƯƠNG HAY GẶP PHẢI Ở DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI

1. Gãy xương

Chấn thương hay gặp phải nhất ở khớp gối phải kể đến đó chính là gãy xương.Xương hay bị gãy nhất ở vị trí khớp gối là xương bánh chè.

Chấn thương do gặp phải những tác động mạnh, như là ngã hoặc là do tai nạn giao thông đều là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp gãy xương ở đầu gối.

2. Trật khớp

Trật khớp gối xảy ra khi các xương ở khớp gối bị lệch ra ngoài ra khỏi cấu trúc vốn có của nó.

Những bất thường về cấu trúc hoặc là do chấn thương,  chẳng hạn như tai nạn giao thông, ngã, hoặc là chơi các môn thể thao bị va chạm có thể gây ra tình trạng trật khớp gối.

3. Chấn thương dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước dễ bị tổn thương nhất là trong khi chơi thể thao yêu cầu sự vận động mạnh điển hình như bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục,…

Đổi hướng đột ngột trong khi đang chạy hoặc tiếp đất không đúng kỹ thuật trong lúc nhảy cao cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến đứt dây chằng chéo trước.

4. Chấn thương dây chằng chéo sau

Chấn thương dây chằng chéo sau thường gây ra bởi va chạm vào phía trước của khớp gối khi gối đang trong trạng thái gập. Tổn thương này thường gặp phải trong khi thi đấu thể thao hoặc là do tai nạn xe máy.

Trong nhiều trường hợp chấn thương dây chằng chéo sau thì chỉ là đứt một phần dây chằng và hoàn toàn có khả năng tự phục hồi.

5. Chấn thương dây chằng bên

Chấn thương dây chằng bên thường gặp phải là do các tác động của ngoại lực đẩy khớp gối lệch sang một bên, thường gặp trong các chấn thương do va chạm mạnh trong khi chơi thể thao hoặc là do tai nạn

Đứt dây chằng bên ngoài sẽ ít xảy ra hơn so với các chấn thương khác có thể gặp phải của khớp gối.

6. Rách sụn chêm

Rách sụn chêm cấp tính thường chỉ gặp phải trong cáchoạt động chơi thể thao.

Bên canhj đó, rách sụn chêm còn được coi là hậu quả của bệnh lý thoái hoá khớp gối. Đôi khi chỉ cần đứng dậy xoay gối cũng đủ để gây rách sụn chêm nếu như nó đã bị thoái hoá từ trước.

TẠI SAO DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI DỄ GẶP CHẤN THƯƠNG?

Dây chằng đầu gối rất quan trọng với cơ thể, vì hầu hết các cử động đều liên quan đến vùng đầu gối dù ít hay nhiều. Bên cạnh đó, đầu gối còn có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị đau nhức, khó chịu, thậm chí là chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như đứt dây chằng khớp gối: chéo trước, chéo sau, bên trong hay bên ngoài.

Đặc biệt, dây chằng đầu gối dễ bị chấn thương trong một số tình huống vận động sau đây:

  • Dừng lại đột ngột
  • Thay đổi hướng quá nhanh
  • Tiếp đất không tốt sau khi nhảy;
  • Va chạm hoặc tiếp xúc trực tiếp với lực mạnh, ví dụ như va đập đầu gối vào vật cứng hoặc té đập đầu gối xuống đất trong sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng các vận động viên nữ có tỷ lệ bị đứt dây chằng chéo trước cao hơn hơn so với vận động viên nam trong một số môn thể thao nhất định.

Nguyên nhân là do nam và nữ có sự khác biệt trong đặc điểm thể chất, sức mạnh cơ bắp và hoạt động thần kinh – cơ và cấu tạo của dây chằng đầu gối. Một số nguyên nhân khác bao gồm sự khác nhau trong trục xương chậu – chi dưới, làm cho dây chằng có xu hướng trở nên lỏng lẻo hơn. Hơn nữa, sự tác động của nội tiết tố estrogen ở nữ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tính chất của dây chằng.

PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI BẰNG KỸ THUẬT ALL INSIDE

Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng đầu gối bằng kỹ thuật ALL INSIDE được thực hiện thường quy tại Phòng khám Bonnela với nhiều ưu điểm vượt trội như:

Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, giúp sớm liền gân xương, thời gian mổ ngắn, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Giảm số ngày nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, khớp sau mổ vững, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

Người thực hiện là Bác sĩ CKII Truương Công Dũng đã có 10 năm kinh nghiệm trong y học Thể thao, Phục hồi vận động cho Vận Động Viên; 20 năm kinh nghiệm về Chấn thương chỉnh hình, Vi phẫu, Nội soi, Thay khớp… tại TP.HCM.

Bệnh nhân sẽ được tập phục hồi chức năng ngay ngày thứ 2 sau mổ với sự hỗ trợ của kỹ thuật giảm đau sau mổ giúp khách hàng tập luyện không đau và sớm trở lại sinh hoạt.

Bệnh nhân có tiền sử chấn thương khớp gối đã đi thăm khám vì gối lỏng và được chẩn đoán đứt dây chằng chéo, bệnh nhân bị chấn thương gối và đã được thăm khám và chẩn đoán đứt dây chằng chéo khớp gối . . .có thể thực hiện phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo bằng kỹ thuật ALL INSIDE để sớm trở lại cuộc sống thường nhật và thỏa mãn niềm đam mê vận động của mình.

Day chang cheo truoc khop goi

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng