Phòng Khám Cơ Xương Khớp Sports Medic

Các Bài Tập Phục Hồi Chức Năng Dây Chằng Chéo Trước – Bạn Nên Biết

Các Bài Tập Phục Hồi Chức Năng Dây Chằng Chéo Trước – Bạn Nên Biết

Tác giả: Admin29/03/2024

Phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước có sự phát triển tương đối mạnh mẽ và về mặt kỹ thuật phẫu thuật đã đạt được những tiến bộ nhất định có thể coi như hoàn hảo với các sai sót và sơ xuất do kỹ thuật ở mức độ tối thiểu. Tuy nhiên, sự thành công chung của việc điều trị đứt dây chằng chéo trước khớp gối không chỉ có phẫu thuật mà đòi hỏi việc tập  các bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước rất quan trọng và đôi khi, đây chính là yếu tố để thấy được sự khác biệt trong điều trị.

Các bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước là việc quan trọng sau khi phẫu thuật, đặc biệt khi phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước hiện nay có nhiều tiến bộ về mặt kỹ thuật phẫu thuật nhằm giảm thiểu tối đa các sai sót và tổn thương do biến chứng xảy ra. Vì thế để khớp gối có thể hoạt động bình thường cần phải có những bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước phù hợp.

Lý tưởng nhất là bệnh nhân được điều trị phục hồi chức năng tại 1 cơ sở chuyên khoa phục hồi chức năng có kinh nghiệm về phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng, điều này có thể giúp cho bệnh nhân rút ngắn được thời gian điều trị của các giai đoạn và có thể sớm trở lại với vận động thể thao yêu thích của mình. Dưới đây là các nguyên tắc điều trị và các bài tập phục hồi dây chằng chéo trước:

1. LỢI ÍCH CỦA CÁC BÀI TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

HIện nay, các bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là sau khi có thêm kỹ thuật thay mới phần dây chằng chéo trước nhờ sự hiểu biết kỹ càng hơn về cấu tạo sinh học cũng như cơ học của khớp gối. Chính vì thế, các hướng tập luyện thể dục thể thao, bài tập phục hồi đứt dây chằng chéo trước nhằm phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật đã có bước tiến đáng kể.

Sau khi phẫu thuật thì người bệnh nên tiến hành tập các bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước để lấy lại khả năng vận động trước kia của khớp gối.

Các bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước sau mổ chính là yếu tố để thấy được sự khác biệt trong điều trị. Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho phép người bệnh tập các bài tập phục hồi dây chằng chéo trước sớm sau phẫu thuật, giúp khớp gối tránh teo cơ đùi nhanh chóng lấy lại được biên độ vận động như trước phẫu thuật.

2. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho phép người bệnh tập các bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước sớm sau phẫu thuật, khớp gối nhanh chóng lấy lại được sức cơ hồi phục, đồng thời tránh teo cơ đùi, lấy lại biên độ vận động như trước phẫu thuật.

3. CÁC BÀI TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

2.1. Ngày 1 sau phẫu thuật

– Tập lắc, di động xương bánh chè

– Mang nẹp đùi cẳng chân cố định sau mổ: tập dạng và khép chân, tập nâng toàn bộ chân lên khỏi mặt giường, tập vận động cổ chân trong nẹp.

– Tập co cơ tĩnh trong nẹp: tập gồng cơ đùi, cơ cẳng bàn chân

– Tháo nẹp ngày 3-4 lần, tập gấp duỗi gối chủ động có trợ giúp, gấp gối <60º

– Đeo nẹp liên tục cả ngày và đêm, kê cao chân phẫu thuật khi nằm nghỉ.

– Bệnh nhân có thể ngồi dậy trên giường.

2.2. Ngày 2 sau phẫu thuật

– Tiếp tục tập các bài tập trên như ngày thứ nhất

– Mang nẹp: bệnh nhân có thể tập ngồi, tập đứng dậy tỳ nhẹ xuống chân đau với trọng lượng bằng 50% trọng lượng cơ thể.

– Sử dụng 2 nạng nách trợ giúp.

2.3. Ngày 3 sau phẫu thuật

– Tiếp tục tập các bài tập như ngày 1, 2 với cường độ tăng dần.

– Bệnh nhân đi lại, sử dụng 2 nạng nách trợ giúp.

2.4. Sau 1 tuần sau phẫu thuật

– Có thể gấp gối đến 90 độ.

– Chịu trọng lượng trên chân phẫu thuật với cường độ tăng dần đến 100% trọng lượng.

– Mang nẹp cố định gối 4 tuần.Sử dụng nạng nách 4-6 tuần.

– Sang tuần thứ 2: Khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gối phải gấp được 90 độ, sức cơ tứ đầu đùi phải đủ mạnh.

2.5. Từ tuần thứ 3 đến hết tuần thứ 4

– Tăng cường tập vận động thụ động gối để gối gấp dần tối đa đến 120 độ.

– Tăng cường tập nâng chân, tập gấp duỗi gối chủ động tư thế ngồi (chưa có lực cản) để tăng sức cơ tứ đầu đùi.

– Tập đứng dồn 100% trọng lượng lên chân phẫu thuật.

– Tập đạp xe đạp tại chỗ không có lực cản.

– Tập sức cơ tứ đầu đùi bằng cách dùng lực cản ở cẳng chân khi khớp gối duỗi dần từ 90 đến 60 độ.

* Sau phẫu thuật 4 tuần phải đạt: tầm vận động khớp gối là 120 độ và có thể đứng được trên chân phẫu thuật với toàn bộ trọng lượng cơ thể.

2.6. Từ tuần thứ 5 đến hết tuần thứ 6

– Tập gấp gối tích cực hơn để tăng tầm vận động của khớp.

– Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90 đến 40 độ và ngược lại, tốc độ tăng dần theo thời gian.

– Tập bước lên và bước xuống một bậc thang.

– Tập sức mạnh cơ đùi bằng cách tập nâng đùi với tạ hoặc bao cát hoặc chun khi khớp gối gấp 90 độ với trọng lượng tăng dần.

– Day mềm sẹo mổ, tập di động xương bánh chè.

2.7. Từ tuần thứ 7 đến hết tuần thứ 10

– Tăng cường các bài tập trên để đạt được biên độ gấp duỗi khớp gối thụ động bình thường.

– Tập dáng đi bình thường bỏ nẹp, tập đi bộ tích cực.

– Tập bước lên và bước xuống đến 2-3 bậc thang.

– Tầm vận động gấp duỗi gối tăng lên và tốc độ tăng dần với tập nhún đùi.

– Tập chạy trên đường bằng phẳng.

2.8. Từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 16

– Tăng cường các bài tập trên.

– Tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày.

– Tập gấp duỗi gối chủ động phải đạt biên độ bình thường.

– Vào tuần thứ 16 tầm vận động duỗi chủ động phải đạt duỗi hoàn toàn.

2.9. Từ tháng thứ 5 đến hết tháng thứ 6

– Tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày với các bài tập.

– Tập chạy tốc độ tăng dần, tập lên xuống bậc thang tích cực hơn.

2.10. Tháng thứ 7

– Bắt đầu làm quen các môn thể thao ưa thích nhưng với mức độ phù hợp. Từ tháng thứ 8 trở đi mọi hoạt động nặng đều được tham gia, tập nhảy trên chân được phẫu thuật. Tập luyện và thi đấu thể thao bình thường.

4. CÁC ĐIỀU TRỊ KHÁC

– Điều trị: Thuốc giảm đau chống viêm chống phù nề tăng cường.

– Vật lý trị liệu: vi sóng, điện phân thuốc, điện xung từ tuần thứ 2 sau phẫu thuật tại các trung tâm vật lí trị liệu.

– Điều trị hỗ trợ: bằng các dụng cụ nạng, gậy, chun, tạ.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý: Quá trình luyện tập phải được BS phẫu thuật giám sát, đánh giá và theo dõi qua những lần tái khám theo hẹn. Nếu có gì bất thường, người bệnh nên đến khám ngay.

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng