Làm thế nào biết được mình có đang thực hiện đúng các động tác khi chạy bộ không? Ngoài việc nhờ vào nhận xét của các huấn luyện viên hoặc những người chạy bộ nhiều kinh nghiệm; bạn cũng có thể để ý đến những tác động của chạy bộ đối với cơ thể mình có tốt hay không.
Sau đây là:
CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO BẠN ĐANG CHẠY BỘ SAI CÁCH
Bạn bị đau, nhức ở một số cơ hoặc thậm chí bị khó thở khi chạy? Đây có thể là những dấu hiệu của kĩ thuật chạy chưa tốt. Dưới đây là 8 vấn đề thường thấy của kĩ thuật chạy chưa tốt:
1. Bạn bị đau cổ sau khi chạy.
Do khi chạy, bạn có thói quen chúi đầu về phía trước. Điều đó lằm tăng cảm giác thôi thúc bạn tiếp bước chạy về phía trước hơn, tuy nhiên trên thực tế, nó sẽ không giúp bạn chạy nhanh hơn! Mà trong thời gian chạy dài như vậy, các cơ vùng cổ của bạn sẽ bị mỏi do bị kéo căng trong thời gian dài.
– Hãy giữ đầu của bạn ở vị trí trung lập.
2. Đau mỏi vai, tay sau khi chạy.
Đau mỏi vai, tay sau khi chạy cho thấy phần thân trên của bạn không được thả lỏng tốt khi bạn chạy. Gồng cơ phần thân trên trong thời gian dài khiến các cơ bắp bị căng mỏi, và cũng không cần thiết khi chạy bộ.
– Hãy xoay vai qua lại, kéo giãn, mát xa các cơ vùng vai tay. Khi chạy hãy tập trung vào hít thở và đôi chân của mình.
3. Khi chạy khuỷu tay bạn hướng ra hai bên hoặc hai tay bắt chéo cơ thể.
Cánh tay của bạn nên di chuyển tự do và nhẹ nhàng trên một mặt phẳng, với các chuyển động ngắn, hiệu quả; khuỷu tay nên uốn cong khoảng 90 độ và không xoay ngang ra bên ngoài hoặc xoay vào trong bắt chéo trước cơ thể bạn.
Chạy bộ là một môn vận động thể thao tịnh tiến cơ thể đơn giản về phía trước, vì vậy bạn nên dành toàn bộ năng lượng của mình cho những vận động cần thiết để hướng tới đích, không nên lãng phí năng lượng cho những động tác thừa, không cần thiết.
4. Đau hoặc co rút cơ đùi trước và các cơ vùng mông.
Đây là dấu hiệu cho thấy các cơ này đã phải hoạt động nhiều hơn những cơ khác, quá mức cần thiết khi bạn bước sải chân rộng hơn để tiến về phía trước, thường là các cơ mông của bạn.
Điều cần thiết khi chạy bộ là bạn phải điều hòa sức mạnh và vận động các nhóm cơ sau cho hài hòa; tìm ra và khắc phục những điểm yếu hoặc thói quen xấu khi chạy.
5. Đau nhức cơ tái phát tại một số nhóm cơ cụ thể.
Bạn có thể sẽ cảm thấy đau nhức nhất định sau khi chạy. Nhưng nếu một số cơ cụ thể bị đau nhiều hơn rõ rệt, hoặc đôi khi cơn đau thay đổi từ chân bên này sang chân bên kia, điều này có thể cho thấy sức mạnh hoặc sự mất cân bằng cơ sinh học khi chạy.
Hãy thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh tập trung vào các cơ thường xuyên bị đau sau khi chạy.
6. Thở hổn hển khi mới chạy nhẹ nhàng.
Điều này có thể cho thấy kĩ thuật hít thở của bạn chưa được tốt.
Tình trạng này thường gặp ở những người ít chơi thể dục thể thao.
Khi bạn chạy bộ, nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ thể tăng lên, khiến cho hệ hô hấp cũng phải làm việc nhiều hơn bình thường. Và mới bắt đầu chạy, thường thì hệ hô hấp của bạn chưa kịp thích nghi và bạn cảm thấy thở hổn hển khi mới bắt đầu chạy.
Hãy tập trung vào việc giữ ngực hướng lên, mở rộng và hướng về phía trước. Hít thở và bước đi nhịp nhàng – cố gắng hạn chế âm thanh của bước chân chạm đất.
Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng