Phòng Khám Cơ Xương Khớp Sports Medic

Đau đầu gối và cách chữa có 1-0-2 ngay tại nhà

Đau đầu gối và cách chữa có 1-0-2 ngay tại nhà

Tác giả: quantriweb27/03/2024

Đau đầu gối và cách chữa có 1-0-2 ngay tại nhà

Đau đầu gối là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải dù ở độ tuổi nào. Căn bệnh này gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt với những người thường xuyên phải đi lại, vận động mạnh. Tuy nhiên, nếu nắm được những mẹo nhỏ chữa đau đầu gối có 1 – 0 -2 ngay tại nhà dưới đây của Sports Medic bạn sẽ trị được đau khớp gối hiệu quả để làm giảm tình trạng đau nhức tạm thời.

1. Đau đầu gối là dấu hiệu gì?

Đau đầu gối thường là dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của tổn thương ở những vùng bao quanh khớp gối như: các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Khớp gối nằm ở vị trí tiếp giáp giữa phần dưới của xương đùi, phần trên của xương chày (hay còn được gọi là mâm chày), và mặt sau của xương bánh chè (che chở mặt trước khớp gối. Giữ chức năng chính trong hệ thống duỗi gối)

Vì có cấu trúc phức tạp và phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể, khớp gối thường dễ bị tổn thương. Đặc biệt, khớp gối cũng có tần suất hoạt động cao hơn rất nhiều so với những cơ khớp ở vị trí khác, khiến cho nó trở thành một trong những điểm dễ gặp vấn đề của cơ thể. 

2. Nhận biết triệu chứng đau đầu gối

Thông thường, đau đầu gối có rất nhiều triệu chứng, tuy nhiên bạn có thể theo dõi một số biểu hiện thường gặp dưới đây để biết tình trạng khớp gối của mình: 

Các dấu hiệu sau có thể là cảnh báo về vấn đề của khớp gối và mức độ tổn thương cụ thể có thể phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể:

  • Đau nhức khớp gối: Thường là dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của vấn đề khớp gối. Với triệu chứng này báo hiệu nguy cơ của nhiều bệnh lý khác nhau như: tổn thương phần mềm, dây chằng quanh khớp, hay rách sụn chêm, thoái hóa khớp, viêm do quá tải khi vận động quá mức. Những vấn đề trên gây đau vùng gối dẫn đến khó khăn trong việc đi lại. 
  • Sưng viêm: Sưng là phản ứng thông thường của cơ thể khi có việc tổn thương xảy ra. Đối với đau đầu gối thường bạn sẽ nhìn thấy được vùng da bên ngoài khớp gối sưng đỏ hoặc lớn hơn so với bình thường. 
  • Cứng khớp: Người bệnh có thể cảm nhận được triệu chứng này khi vận động vì nó gây ra hạn chế khá lớn đến sự linh hoạt và chuyển động tự nhiên của khớp.
  • Nghe tiếng lạo xạo trong khớp khi vận động: Thường triệu chứng này sẽ  khó thấy hơn những triệu chứng trên, nhưng người bệnh rất cần chú ý bởi vì đó là dấu hiệu của việc mặt khớp bị tổn thương hoặc thoái hóa
  • Mất cảm giác ở đầu gối: Triệu chứng này có thể xuất phát từ những tổn thương hoặc vấn đề về dây thần kinh quanh khớp gối.
  • Mất khả năng duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối: Mất khả năng chuyển động đầy đủ tại vùng khớp gối rất nguy hiểm, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề cấp tính hoặc mãn tính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh cần quan tâm điều trị.

3. Nguyên nhân đau đầu gối phổ biến

Một số nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối có thể kể đến như sau:

3.1 Chấn thương đầu gối

Trong thực tế chấn thương đầu gối rất dễ xảy ra và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh, chấn thương đầu gối có thể xuất phát từ việc bạn hoạt động thể thao quá mức và không đúng cách, tai nạn hoặc vận động mạnh gây chèn ép một lực quá lớn đến vùng khớp gối. Từ những nguyên nhân này, cơn đau có thể hình thành do:

Các tổn thương dây chằng: đặc biệt là dây chằng chéo trước, thường xảy ra khi người ta té chống chân và xoay cơ thể. Điều này có thể dẫn đến đau ở khớp gối, sưng phồng và hạn chế sự linh hoạt của khớp.

Tổn thương sụn chêm thường xảy ra khi bạn khuân vác vật nặng hoặc thực hiện các động tác xoay gối đột ngột, dẫn đến rách sụn chêm, gây đau và sưng nề ở đầu gối. Một số trường hợp nghiêm trọng, các mảnh sụn rách có thể kẹt trong khe khớp, gây hiện tượng kẹt khớp, đòi hỏi phải thực hiện phẫu thuật nội soi cấp cứu để loại bỏ sụn chêm.

Gãy xương thường xảy ra tại xương bánh chè trong khớp gối khi phải vận động quá mạnh hoặc đột ngột. Khi ấn nhẹ vào vùng xương gãy, có thể cảm nhận đau nhói, bầm tím bên ngoài và mất khả năng vận động hoàn toàn nếu xương bị gãy rời hai đầu.

Trật khớp xảy ra khi đầu xương bị lệch khỏi vị trí bình thường, gây đau và sưng tấy. Người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao có thể bị trật xương bánh chè hoặc trật khớp chày đùi. Trật khớp có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau nên có thể tự điều trị tại nhà hoặc đến bác sĩ để được thăm khám. 

3.2  Dấu hiệu của bệnh lý xương khớp

Một số bệnh lý xương khớp mà chúng ta thường gặp là:

Thoái hóa khớp gối: đây là tình trạng xảy ra nhiều ở những bệnh nhân lớn tuổi, mô sụn trong khớp gối dần mất đi tính đàn hồi và bắt đầu suy giảm. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như đau, sưng, cứng khớp, và giảm khả năng di chuyển linh hoạt của khớp gối. 

Viêm khớp gối: là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người, rất nhiều độ tuổi khác nhau. Khi bị viêm khớp, xương sụn trơn bị mòn đi và trở nên xù xì, thô ráp hơn so với bình thường. Vì vậy, khi người bệnh di chuyển, vận động rất dễ gây ra đau nhức do sự ma sát giữa các khớp xương với nhau.

Bệnh Gout: là một tình trạng chuyển hóa khi axit uric tăng cao trong cơ thể, tập trung chủ yếu trong các khớp xương và có thể gây áp lực lên các dây thần kinh cảm giác. Bệnh gout không chỉ thể hiện rõ ở ngón chân cái mà còn có thể ảnh hưởng đến khớp gối.

3.3 Các yếu tố nguy cơ khác

Bên cạnh những nguyên nhân được kể trên thì lối sống thiếu lành mạnh cũng có thể dẫn đến đau đầu gối. Cụ thể, đau đầu gối còn xảy ra ở những bệnh nhân thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ, hay sử dụng chất kích thích trong thời gian dài khiến xương khớp yếu đi và dễ mắc phải các bệnh lý.

4. Các cách giảm đau nhức đầu gối

Bạn có thể tham khảo một số cách giúp giảm đau khớp gối tại nhà tạm thời như sau: 

4.1  Nghỉ ngơi

Khi diễn ra các cơn đau khớp gối, bạn có thể nghỉ ngơi để hồi phục tình trạng của mình từ đó làm giảm các cơn đau và tránh được những tổn thương. Tuy nhiên, cần nghỉ ngơi đúng cách, tập luyện nhẹ phù hợp để nhanh hồi phục thay vì nằm yên một chỗ vì rất dễ khiến các cứng khớp và làm yếu cơ.

4.2 Tập các bài tập giảm đau đầu gối

Hiện nay, có rất nhiều bài tập giúp giảm đau đầu gối ngay tại nhà, bài tập này có tác dụng tăng cường sức mạnh của các cơ ở chân từ đó hạn chế đau nhức đầu gối tái phát. Tuy nhiên, bạn nên tập luyện theo sự hướng dẫn của chuyên gia hoặc tư vấn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh những chấn thương không mong muốn 

4.3 Chườm lạnh và chườm nóng

Để giảm nhanh các cơn đau đầu gối tại nhà, chườm lạnh và chườm nóng là biện pháp hiệu quả được nhiều người sử dụng. 

Chườm lạnh giúp giảm đau nhanh chóng, đồng thời làm giảm quá trình sưng viêm và giảm nguy cơ sưng tấy cũng như tổn thương mô, thích hợp cho những cơn đau sau chấn thương trong vòng 48 giờ đầu. Ngược lại, chườm nóng thường hiệu quả hơn trong việc giảm đau cơ hoặc khớp mãn tính, nhưng không phù hợp cho người có da viêm, sưng, hoặc có vết thương hở…

4.4 Chú ý tư thế vận động hợp lý

Một điểm quan trọng trong vận động đối với người mắc chứng đau đầu gối chính là điều chỉnh tư thế sao cho hợp lý. 

Người có bệnh đau đầu gối cần lưu ý: 

  • Không nên duy trì tư thế đứng đi quá lâu trên chân đau.
  • Không nên ngồi quá lâu vì điều này sẽ làm khớp trở nên cứng và khó vận động.
  • Hoạt động thể dục thể thao thích hợp theo độ tuổi và sức khỏe từng người
  • Nên chọn các loại dụng cụ hỗ trợ ( giày, băng thun gối,…) phù hợp.
  • Không nên chơi những môn thể thao đối kháng mạnh như bóng đá, võ, boxing,… nếu như gối bạn đang bị tổn thương 

4.5 Điều trị dứt điểm bằng trang thiết bị

Những giải pháp được nêu ra ở trên thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp người bệnh muốn giảm nhanh các cơn đau tại nhà. Tuy nhiên, những cơn đau này sẽ thường xuyên lặp đi lặp lại nếu bạn không điều trị dứt điểm. 

Đến với phòng khám cơ xương khớp Sports Medic, người bạn sẽ được thăm khám bởi những bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm hàng đầu để tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc dựa theo lộ trình phù hợp.

5. Cách điều trị & ngừa đau đầu gối

Để phòng ngừa đau đầu gối, bạn cần:

  • Duy trì một lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích. 
  • Không vận động quá mạnh và cần tập luyện, kéo giãn cho cơ xương khớp trước khi vận động
  • Thường xuyên tập luyện để tăng độ dẻo dai của xương khớp
  • Bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể: Canxi, Kali, Magie, Vitamin nhóm B, C, E…
  • Tránh tăng cân quá mạnh, mất kiểm soát.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường độ dẻo dai cho khớp.

 

Khớp gối là vị trí rất dễ tổn thương, chính vì vậy bạn cần hết sức chú ý trong thói quen sinh hoạt cũng như tình trạng vận động hàng ngày để không xảy ra cơn đau đầu gối. Để điều trị dứt điểm và kịp thời cơn đau đầu gối, hãy liên hệ ngay cho Sports Medic để được hỗ trợ tư vấn.

 

Fanpage tại: https://www.facebook.com/sportsmedic.vn

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng