Phục hồi sau phẫu thuật đứt gân gót (gân achilles): quy trình, bài tập
Một trong số những bệnh thường gặp hiện nay chính là tình trạng viêm gân gót chân Achilles. Đặc biệt là đối với những vận động viên, người chơi thể thao chuyên nghiệp hoặc người lớn tuổi. Cùng Sports Medic tìm hiểu ngay những quy trình, bài tập hiệu quả để thoát khỏi căn bệnh này!
Mục lục bài viết
Phẫu thuật nối gân gót chân achilles là gì?
Gân Achilles là gân lớn nhất trong cơ thể con người, và nếu bị tổn thương, có thể gây ra sự hạn chế nghiêm trọng trong việc di chuyển và hoạt động hàng ngày. Viêm gân gót chân Achilles là tình trạng mà gân Achilles hoạt động quá mức, dẫn đến việc quá tải về lực và trọng lực, gây tổn thương ở vùng gót chân. Gân Achilles là khu vực có ít mạch máu, cách chỗ bám vào xương gót 3 – 6cm. Cấu tạo của gân gồm nhiều sợi collagen nhỏ nên chỉ cần một tác động bất ngờ cũng đủ gây tổn thương gót chân.
Phẫu thuật nối gân gót chân Achilles là một quy trình phẫu thuật được thực hiện để điều trị chấn thương nặng của phần gân gót chân, phổ biến nhất là đứt gân.
Phẫu thuật này nhằm tái thiết kế phần gân bị đứt, giúp bệnh nhân phục hồi chức năng của gân Achilles và có thể hoạt động, đi lại bình thường sau khi hồi phục.
Có hai phương pháp chính được sử dụng trong phẫu thuật này là phẫu thuật mổ hở và phẫu thuật nối gân qua da. Mỗi phương pháp có các ưu và nhược điểm riêng, và lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và sự khuyến khích của bác sĩ.
Quá trình hậu phẫu và phục hồi chức năng sau phẫu thuật diễn ra trong khoảng thời gian từ 12 tuần, trong đó bệnh nhân sẽ phải tuân thủ các quy trình phục hồi chức năng và hỗ trợ từ đội ngũ y tế chuyên nghiệp.
Vai trò của bài tập phục hồi sau phẫu thuật
Vai trò của bài tập phục hồi sau phẫu thuật đứt gân gót chân đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng của đôi chân. Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật nối gân gót chân, người bệnh thường cần thời gian dài để hồi phục do gân gót chân là một phần cơ lớn trong cơ thể.
Trong giai đoạn cố định bằng nẹp bột, vùng chấn thương thường không được hoạt động, dẫn đến sự mất đi cơ bắp và giảm sút độ linh hoạt trong chuyển động của đôi chân. Ngoài ra, phần gót chân cũng trở nên yếu đi, gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày sau khi nẹp bột được tháo ra.
Bài tập phục hồi sau phẫu thuật nối gân Achilles thông qua vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc giữ và phục hồi sức mạnh cũng như độ linh hoạt của các nhóm cơ quanh gót chân.
Những bài tập này thường được thiết kế để tăng cường cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và khôi phục chức năng của gót chân. Bằng cách này, người bệnh có thể tự tin hơn và có khả năng đi lại mà không cần sự hỗ trợ của nẹp bột, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tái phát chấn thương và hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng một cách toàn diện.
Quy trình sau phẫu thuật
Quy trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt gân gót chân thường được bác sĩ chia thành các giai đoạn cụ thể để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh.
Giai đoạn 1: Khoảng 3 tuần đầu
– Cố định lại vùng gót chân bị tổn thương bằng nẹp bột, đồng thời giảm sưng và theo dõi biến chứng hậu phẫu.
Phương pháp:
– Nẹp cố định gân gót ở góc khoảng 20 – 30 độ.
– Tập đứng bằng nạng để giảm áp lực lên gót chân.
– Tập các bài tập cơ bắp nhẹ nhàng để duy trì sức mạnh.
Ở giai đoạn này người bệnh cần lưu ý:
– Giữ vết mổ khô ráo, sạch.
– Không tỳ chân mổ xuống đất và sử dụng nạng hỗ trợ.
– Báo với bác sĩ nếu có cơn đau dữ dội tại vết mổ.
Giai đoạn 2: Tuần 6 – 8
– Cải thiện phạm vi chuyển động của gót chân và mắt cá chân, bắt đầu tăng sức mạnh cho các vùng cơ lân cận như ngón chân, khớp gối, sử dụng giày tập đi không bó bột.
Phương pháp:
– Tập các bài tập cải thiện phạm vị chuyển động của gót chân và mắt cá chân.
– Tập sức mạnh cơ ở các vùng như ngón chân, khớp háng, khớp gối.
– Bắt đầu tập đi bằng giày tập đi không bó bột.
– Tăng dần độ khó của các bài tập phục hồi chức năng.
Một số lưu ý như:
– Không tự ý bỏ giày tập đi sớm hơn chỉ định của bác sĩ.
– Tránh trượt ngã và áp lực lớn lên phần gót chân khi tập đi.
Giai đoạn 3: Tuần 8 – 12
Đây là thời gian để tập cho gót chân đạt được khả năng chủ động gập duỗi và đi được hết biên độ chuyển động, tăng cường sức mạnh và linh hoạt của các nhóm cơ chân, tăng cường sức khỏe tim mạch và khả năng chịu đựng.
Phương pháp:
– Tập đi lại trên mặt phẳng và tăng dần tốc độ.
– Tăng độ khó của các bài tập phục hồi chức năng.
– Kéo giãn gân gót chân và mắt cá chân.
– Thực hiện các bài tập cải thiện sức khỏe tim mạch.
Cần lưu ý:
– Tiếp tục giữ vết mổ sạch và khô ráo.
– Theo dõi các biểu hiện không bình thường và báo cáo cho bác sĩ.
Nếu còn gặp tình trạng đau kéo dài do chấn thương thì xin đừng ngần ngại và hãy liên hệ ngay cho Sports Medic khi có vấn đề về cơ xương khớp để được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ Trương Công Dũng – bác sĩ Chuyên khoa II với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xương khớp và dây chằng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi thông tin từ Sports Medic. Xin chân thành cảm ơn.