Phòng Khám SportsMedic

Mách bạn cách phân biệt chấn thương bong gân và căng cơ

Mách bạn cách phân biệt chấn thương bong gân và căng cơ

Tác giả: quantriweb27/03/2024

Mách bạn cách phân biệt chấn thương bong gân và căng cơ

Đối với các chấn thương xương khớp, nhiều người lầm tưởng về bong gân và căng cơ là một. Tuy nhiên, trên thực tế hai tình trạng này khác nhau với những biểu hiện gần giống nhau khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Cùng Sports Medic tìm hiểu cách phân biệt chấn thương bong gân và căng cơ tại bài viết này nhé!

Phân biệt bong gân và căng cơ như thế nào?

Theo bản chất

Bong gân là tình trạng các dây chằng và mô khớp nối giữa các xương bị chấn thương, làm dây chằng bị giãn ra hoặc rách. Chấn thương bong gân thường xảy ra khi có một lực tác động mạnh đến vùng cụ thể, gây ra sưng và bầm tím.

Bản chất của căng cơ là tình trạng các cơ bị căng giãn quá mức và vượt quá giới hạn chịu đựng của chúng. Chấn thương này thường xảy ra do quá trình căng cơ quá mức hoặc làm việc quá sức, gây ra đau và khó khăn trong việc di chuyển.

Theo triệu chứng 

Đối với bong gân vị trí vết thương thường có dấu hiệu sưng và bầm tím ở vùng chấn thương, thường là cổ chân hoặc cổ tay. Vết thương sưng lên đau, tê buốt và làm cho người bệnh khó di chuyển, cầm nắm đồ vật. Mức độ đau có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào tình trạng chấn thương.

Đối với căng cơ: Vùng bị căng cơ thường bị co thắt, đau và sưng dẫn đến khó cử động và có thể bị chuột rút, gây ra đau đớn. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể cảm nhận được sự căng tức cơ bên trong, trong khi ở mức độ nặng hơn, việc cử động có thể bị hạn chế hoặc gần như không thể thực hiện được nếu có gãy gân.

Nguyên nhân gây bong gân và căng cơ 

Cả bong gân và căng cơ thường phát sinh sau các lần chấn thương, như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc té ngã trong quá trình di chuyển và tham gia hoạt động thể chất.

Ngoài ra, việc khuân vác quá nặng, quá sức cũng có thể gây căng cơ hoặc bong gân. 

Một nguyên nhân khác là thói quen di chuyển và vận động không đúng cách, cũng như việc sử dụng cơ quá mức hoặc tạo ra các động tác không tự nhiên. Yếu tố sinh học và lối sống không lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nguy cơ bị bong gân và căng cơ. Để giảm thiểu nguy cơ phát sinh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cần chú ý đến cả tình huống chấn thương và lối sống hàng ngày.

Cách điều trị bong gân và căng cơ 

Sơ cứu 

Nếu chưa phân biệt được bong gân và căng cơ, việc thực hiện các biện pháp sơ cứu thông thường giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Bạn có thể sử dụng túi nước đá để chườm lạnh vùng bị sưng và đau. Thực hiện thao tác chườm lạnh trong 2 ngày, mỗi ngày 4 – 8 lần/ngày, mỗi lần 10 – 15 phút/lần. Chườm lạnh giúp giảm sưng và đau. Nếu sau 2 ngày không cải thiện, cần đi khám ngay.

Cũng có thể sử dụng vải có độ đàn hồi cao để cố định khớp bằng cách băng lại vùng bị thương ở mức độ vừa phải. Đồng thời, nâng cao phần bị bong gân để giảm cảm giác đau và giúp giảm sưng của vết thương.

Đi khám tại bệnh viện

Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc mức độ bong gân, căng cơ trầm trọng, cần đi khám ngay tại cơ sở y tế uy tín. Đặc biệt khi thấy đau đớn, khó hoặc không thể cử động, sưng to và bầm tím nặng ở vùng bị thương, có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc phần xương khớp có dấu hiệu biến dạng.

Phẫu thuật 

Sau khi đã phân biệt được bong gân và căng cơ và xác định mức độ chấn thương, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những trường hợp vết thương bị nhiễm trùng hoặc có tổn thương nứt, rạn xương hoặc lệch xương. Phẫu thuật giúp cố định hoặc sắp xếp lại vị trí xương cho đúng và điều trị dài ngày để phục hồi hoàn toàn.

Những cách phòng tránh bong gân và căn cơ hiệu quả

Để đề phòng trường hợp bị bong gân và căng cơ, có một số biện pháp đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà như sau:

Thực hiện các bài tập tăng cường sức khỏe cơ bản để phát triển cơ bắp và tăng cường độ dẻo dai của cơ thể. Những hoạt động như tập yoga, pilates, hoặc các bài tập tăng cường cơ bắp có thể giúp cơ thể trở nên linh hoạt và khỏe mạnh.

Đối với việc tập luyện thể thao, bạn luôn phải thực hiện các bước khởi động và giãn cơ trước khi bắt đầu một buổi tập. Tránh tập thể thao quá mức và nhớ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý giữa các bài tập.

Cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin D và các khoáng chất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe xương.

Khi đang nằm hoặc ngồi lâu, hãy đứng dậy từ từ để tránh giãn dây chằng đột ngột. Luôn cẩn thận khi di chuyển để tránh té ngã, một nguyên nhân phổ biến gây ra bong gân.

Hãy tránh mang vác quá nặng hoặc làm việc quá sức, đặc biệt là khi không có sự chuẩn bị hoặc khi cơ thể đã mệt mỏi. Việc này giúp tránh căng cơ không cần thiết và giảm nguy cơ chấn thương.

Day chang cheo truoc khop goi

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng