Bó sau ngoài (PL) căng ở tư thế duỗi gối và hạn chế sự xoay trong quá mức của mâm chày.
Bó trước trong (AM) căng ở tư thế gối gấp và hạn chế sự trượt ra trước của mâm chày.
Bó trước trong (AM) và bó sau ngoài (PL)
Đứt bán phần DCCT là gì
Đứt bán phần DCCT là tổn thương thường gặp sau chấn thương khớp gối. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ đứt bán phần DCCT trong các trường hợp có tổn thương DCCT là 28% (theo Noyes F.R.), 25% (theo Zantop T.), 38% (theo Liljedahl S.O.). Đứt bó sau ngoài hoặc bó trước trong được xem như tổn thương bán phần của DCCT.
Đứt bán phần DCCT có thể dẫn tới đứt hoàn toàn không
Một số nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng đứt bán phần DCCT có thể tiến triển thành đứt hoàn toàn và đó chính là nguyên nhân gây tổn thương sụn chêm và sụn khớp thứ phát.
Năm 1989, Fruensgaard S. theo dõi có 50% trường hợp đứt bán phần DCCT tiến triển thành đứt hoàn toàn DCCT.
Năm 1978, Danylchuk K.D. đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng trên là do sự gián đoạn cấp máu sau chấn thương gây nên sự hoại tử phần dây chằng còn nguyên vẹn.
Đứt bán phần DCCT có thể quay trở lại chơi thể thao như trước chấn thương hay không ?
Năm 1997, Bak K. theo dõi và đánh giá kết quả sau 5 năm chỉ có 30% bệnh nhân đứt bán phần DCCT có thể quay trở lại chơi thể thao.
Năm 1989, Buckley S.L. theo dõi và đánh giá kết quả chỉ có 44% số bệnh nhân có thể quay trở lại chơi thể thao sau 18 tháng.
Bệnh nhân thường phàn nàn về triệu chứng nào
Đa số bệnh nhân có triệu chứng không đặc hiệu như teo cơ đùi, đau và tràn dịch khớp gối.
Bên cạnh đó có thể có triệu chứng điển hình như lỏng gối, khuỵu gối, mất vững gối khi đổi hướng đột ngột hoặc chơi thể thao…
Chẩn đoán đứt bán phần DCCT có khó hay không?
Chẩn đoán lâm sàng đứt bán phần DCCT tương đối khó khăn, đòi hỏi bác sỹ có kinh nghiệm khai thác thông tin người bệnh cũng như thao tác khám tinh tế so sánh với chân lành kết hợp với phim cộng hưởng từ và nhiều trường hợp khó khăn đòi hỏi phải nội soi chẩn đoán.
Khi nào đứt bán phần DCCT phải mổ?
Bệnh nhân ở độ tuổi lao động và chơi thể thao cường độ cao [9].
Các triệu chứng mất vững khớp gối tồn tại dai dẳng sau 3 tháng dù đã tập luyện tích cực.
Phẫu thuật đối với dạng đứt bán phần DCCT khó hay không?
Việc thăm khám và đánh giá trong quá trình phẫu thuật là rất quan trọng để đánh giá bó còn lại còn chức năng hay không. Việc bảo tồn nguyên vẹn bó còn lại khiến hạn chế khả năng quan sát và thao tác của phẫu thuật viên đồng thời trong quá trình khoan đường hầm có thể gây tổn thương bó còn lại. Vì vậy phẫu thuật tái tạo tăng cường 1 bó DCCT, bảo tồn bó còn lại là kỹ thuật tương đối khó, đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm, am hiểu về giải phẫu cũng như cơ sinh học của 2 bó DCCT. Đối với dạng tổn thương trên, phẫu thuật thành công phải đạt được 3 yếu tố:
– Xác định chính xác bó tổn thương.
– Bảo tồn nguyên vẹn bó lành.
– Tái tạo đúng vị trí bó tổn thương.
Ưu điểm của phẫu thuật tái tạo tăng cường 1 bó, bảo tồn nguyên vẹn bó còn lại
– Do dây chằng sau khi tái tạo, chức năng ban đầu của mảnh ghép chỉ do các dụng cụ cố định thì bó còn lại của DCCT giúp hỗ trợ về mặt chức năng và chịu lực của mảnh ghép.
– Bó còn lại của DCCT cung cấp nguồn máu nuôi dưỡng mảnh ghép giúp quá trình đồng hoá thành dây chằng diễn ra thuận lợi hơn.
– Giảm hiện tượng khuyết xương rộng đường hầm xương
– Bảo tồn được các thụ cảm thể cảm giác , giúp bệnh nhân hồi phục và sớm quay trở lại thể thao.
Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng