Phòng Khám Cơ Xương Khớp Sports Medic

Tập Luyện Phục Hồi Đau Nhức Khớp Gối

Tập Luyện Phục Hồi Đau Nhức Khớp Gối

Tác giả: Admin01/05/2024

Đau nhức khớp gối, giãn dây chằng… là một trong những dấu hiệu của giãn dây chằng đầu gối. Giãn dây chằng đầu gối xảy ra do va chạm trong quá trình vận động và có thể phục hồi. Nó cũng gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống cũng như ảnh hưởng đến quá trình vận động mạnh.
Giãn dây chằng đầu gối có thể phục hồi nhanh chóng nếu tập luyện đúng cách. Không nên chủ quan và có cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối phù hợp nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé?

1. GIÃN DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI LÀ GÌ?

Đầu gối chúng ta bao gồm xương chày, xương đùi, xương bánh chè cùng sụn để nâng đỡ. Cùng với đó hệ thống dây chằng (dây chằng trước và dây chằng sau) giữ khớp khối được vững vàng. Tuy nhiên quá trình vận động không tránh khỏi những va chạm, tổn thương làm đứt hoặc giãn dây chằng.
Giãn dây chằng đầu gối là lúc dây chằng bị kéo giãn mà không phải đứt hoàn toàn. Giãn dây chằng khiến chúng ta đau nhức vùng gối, sưng vùng bị tổn thương, không vận động được tốt.
Có 3 loại giãn dây chằng đầu gối:
• Giãn dây chằng đầu gối nhẹ
• Đứt một phần dây chằng
• Đứt hoàn toàn hoặc bong gân nặng

2. NGUYÊN NHÂN GÂY GIÃN DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI

Khi chơi thể thao giãn dây chằng đầu gối là một trong những chấn thương khá phổ biến. Đồng thời cũng có các nguyên nhân khác như tai nạn giao thông hoặc các va chạm trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.
Giãn dây chằng chéo gây đau ở khớp gối ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của người bị. Tuy nhiên vì dấu hiệu không rõ ràng nên nhiều người lầm tưởng với các bệnh về khớp thông thường. Từ đó chủ quan không điều trị hay tập luyện đúng cách gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

3. CÁCH TẬP LUYỆN PHỤC HỒI GIÃN DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI

Như đã đề cập giãn dây chằng đầu gối có thể dễ lầm tưởng với các bệnh khớp thông thường. Vậy để xác định chính xác người bệnh cần chụp X quang có kết luận chính xác từ bác sĩ. Tùy theo tình trạng giãn dây chằng ở mức độ nào sẽ có các liệu trình điều trị phù hợp.
Ngoài điều trị nội khoa và ngoại khoa theo chỉ dẫn bác sĩ, bệnh nhân nên thực hiện kết hợp các cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối. Các bài tập này cần được kiên trì và đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất.

• Bài tập 1: Duỗi gối thụ động


Kê gót chân bên bị giãn dây chằng lên một chiếc chăn mỏng được cuộn lại (kê đủ cao để phần đùi và bắp chân nhấc khỏi mặt giường). Khi đã vào tư thế, dùng tay ấn nhẹ gối xuống mặt giường để giữ phần gối duỗi thẳng 6s. Sau đó ta thả lỏng khoảng 10s rồi lặp lại động tác này.

• Bài tập 2: Tập vận động khớp háng, cử động phần cổ chân

Người nằm thẳng trên sàn, đặt chân duỗi thẳng dựa vào tường, tạo với mặt tường một góc 90 độ. Co dần bàn chân bên gối bị giản dây chằng xuống cho đến khi cảm thấy khớp gối căng lại thì ngưng. Giữ nguyên trong 15-30s rồi trượt bàn chân về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này 2-4 lần.

• Bài tập 3: Tập nhóm cơ mặt sau đùi

Không tập nhóm cơ này giai đoạn đầu mà bắt đầu từ tuần thứ 4-6 trong thời gian điều trị. Nằm ngửa, duỗi thẳng chân trên giường, nhẹ nhàng gồng phần cơ mặt phía sau đùi. Lúc này đồng thời ấn gót chân xuống mặt giường, giữ trong 6s, sau đó thả lỏng. Lặp lại động tác này 8-12 lần.

• Bài tập 4: Nhấc gót chân tì trọng lượng

Ban đầu, đi lại nhẹ nhàng có kèm theo nạng hỗ trợ. Sau khi đã đi lại được dễ dàng, chúng ta có thể thực hiện bài tập này. Người tập sẽ được đứng thẳng lưng, tựa một tay vào ghế. Sau đó nhón 2 chân để nâng phần thân trên lên, giữ khoảng 6s rồi từ từ quay về tư thế ban đầu. Lặp lại 8-10 lần theo tác này.


Sau khi kết thúc bài tập này cũng là lúc dây chằng được phục hồi trở lại, người tập cần vận động, đi lại nhẹ nhàng, tránh các va chạm ở khớp gối để không làm tổn thương tái phát lại.

Ngoài việc điều trị bệnh bằng các bài tập, để nhanh khỏi bệnh người cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cụ thể như:

+ Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, trái cây tươi, đồng thời bạn cũng nên chọn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa.

+ Ăn thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, và các loại hải sản khác. Ngoài ra, một số đạm thực vật bạn cũng nên bổ sung như: Đậu phụ, bột đậu nành, các loại đậu đỗ hạt.

+ Bổ sung thực phẩm chứa axit béo omega-3: Chất này có nhiều trong các loại cá, đặc biệt là cá hồi.

+ Nên kiêng ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất hóa học không tốt cho sức khỏe như thức ăn chế biến sẵn, cà phê, rượu bia, thuốc lá.

+ Thực phẩm đông lạnh cũng không nên sử dụng, vì chúng không chỉ mất chất dinh dưỡng mà khi bảo quản lâu sẽ tiềm tàng rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

Cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối đúng cách và kiên trì là rất quan trọng. Để phục hồi nhanh chóng thì tập luyện và theo chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt. Để tư vấn về các bạn có thể liên hệ phòng Bonnela để được hướng dẫn tận tình nhất.

 

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng