Mục lục bài viết
RÁCH DÂY CHẰNG BÊN ĐẦU GỐI CÓ CẦN PHẪU KHÔNG ?
Bạn thường nghe các cầu thủ bóng đá nổi tiếng bị rách dây chằng bên đầu gối trong khi đá bóng do va chạm mạnh với những cầu thủ khác trong sân cỏ. Nhưng bạn đã biết gì về loại chấn thương này chưa, nếu chưa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại chấn thương này thôi nào.
Có cần xử lý hay sơ cứu trước khi đến trạm y tế hay bệnh viện không ?
Chắc chắn là có rồi khi bị rách dây chằng bên đầu gối bạn nên chườm đá lạnh quanh chỗ bị tổn thương. Sau đó bạn có thể cố định chân bị chấn thương bằng nẹp và dùng dây bó lại.
Khi bị chấn thương có một số người thường xoa dầu bóp cách này là không đúng chỉ làm tổn thương thêm nghiêm trọng mà thôi.
Khi nào nên điều trị rách dây chằng bên đầu gối
Người bị rách dây chằng bên đầu gối thường thì khớp gối sẽ lỏng. Tuy nhiên, nhờ có sức của cơ đùi còn mạnh nên trong thời gian đầu sau khi chấn thương người bị chấn thương chưa cảm nhận thấy được. Cho đến khi có những biểu hiện sau:
• Cơ đùi của người bị chấn thương bị teo nhỏ.
• Dấu hiệu lỏng khớp gối bắt đầu xuất hiện.
• Đi lại sẽ khó khăn hơn.
Nếu chấn thương để kéo dài mà không được chữa trị, người bị chấn thương sẽ cảm thấy đau và nề khớp gối. Đây chính là dấu hiệu của việc thoái hóa khớp gối và chấn thương trở nên nghiệm trọng.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của ca chấn thương vì vậy bác sĩ sẽ tiến hành mổ hay không mổ để cho dây chằng trở lại bình thường.
• Thời điểm mổ tốt nhất thường sẽ là sau 2, 3 tuần bị chấn thương
• Bác sĩ sẽ hướng dẫn và tư vấn cho người bị chấn thương về quá trình mổ
• Những phương pháp phẫu thuật, để người bị chấn thương hiểu rõ hơn về việc tái tạo lại dây chằng của mình như thế nào.
Tuy nhiên, để dây chằng có thể hồi phục hoàn toàn, tránh những vận động mạnh như đá bóng hay chơi các môn thể thao.
Cần dùng nhiều sức lực của đôi chân nhiều nó sẽ dễ gây tổn thương nghiêm trọng hơn đến dây chằng.
Khi đã có tổn thương. Nếu tiếp tục chịu tác động mạnh vào sẽ dễ dàng gây ra tình trạng đứt dây chằng hoàn toàn nên tôi khuyên các bạn hết sức chú ý.
Có cần tập luyện gì không để hồi phục dây chằng bên đầu gối ?
Việc phẫu thuật hay không điều phải tập luyện để lấy lại các khối cơ, giúp lưu thông máu, chống teo cơ,…
– Đối với trường hợp không phẫu thuật rách dây chằng bên đầu gối.
Đối với trường hợp này người bị chấn thương nên tập luyện để lấy lại cơ chắc khỏe ,chống teo cơ,…
– Đối với trường hợp phẫu thuật rách dây chằng bên đầu gối.
Sau khi phẫu thuật bạn nên bắt đầu tập luyện để máu lưu thông. Giúp vết thương nhanh lành và sẹo cũng nhanh liền hơn.
Ngoài ra người bị chấn thương nên tự chăm sóc và khắc phục tại nhà bao gồm:• Nghỉ ngơi nhiều không nên đi lại nhiều, nếu di chuyển thì có thể sử dụng nạng để đi.
• Cuộn băng tại phần bị chấn thương đó.
• Khi nằm người bị chấn thương nên đặt gối ngủ dưới khớp gối và duỗi thẳng chân.
• Nếu cảm thấy đau nhiều người bị chấn thương, có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
• Chấn thương làm cho bệnh nhân rất sưng và đau, khó khăn mỗi khi đi lại có khi phải nhờ đến nạng.