Biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước là điều mà bệnh nhân lo lắng nhất. Có thể hiểu rằng mọi cuộc phẫu thuật từ đơn giản cho đến phức tạp đều có thể có những tai biến, biến chứng xảy ra, trong đó có phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối. Bài viết này Sports Medic xin chia sẻ các thông tin chính xác nhất về các biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục bài viết
HẬU PHẪU
Sau mổ tạo hình dây chằng chéo, cần phải thường xuyên giữ liên lạc với các bác sĩ chỉnh hình đã mổ trực tiếp cho mình, vì chỉ có họ mới biết những thay đổi về kỹ thuật trong mổ.Các thông tin về bệnh khác nên trình bầy với từng thầy thuốc chuyên ngành như phục hồi chức năng, nội khoa,….
Bất động Sau mổ tuỳ thuộc vào phẫu thuật viên, nhìn chung thì không cần phải bất động hay nịt gối. Nếu có khâu sụn chêm trong khi phẫu thuật thì bắt buộc phải bất động .
Tập đi một vài ngày sau mổ có thể đi lại được bằng nạng, phải dùng nạng trong một vài tuần.
Nằm viện có thể từ 24 giờ cho tới một tuần.
Khám lại sau mổ: thông thường là một vài tuần sau mổ. Cái chính là không được lưỡng lự khi có giấy mời khám lại của bệnh viện , và phải đến ngay nếu có những dấu hiệu bất thường của gối: đau, sưng gối, sốt, chẩy dịch ở vết mổ….
Luyện tập bắt đầu sớm nhất sau phẫu thuật. Có thể thực hiện trong trung tâm chuyên chỉnh hình (trong vòng 3-4 tuần) hay tập tại nhà. Một chương trình tập cần phải do phẫu thuật viên chỉ định, vì có thể còn liên quan tới kỹ thuật đã áp dụng trong mổ. Kéo dài thời gian luyện tập trong vòng hai tháng. Trong một vài trường hợp, đặc biệt vận động viên thể thao, cần tập vận cơ thì phải từ tháng thứ sáu trở đi.
Hoạt động thể lực trở lại có thể thực hiện các hoạt động thể lực sớm trong tuần đầu mà trong khi tập không có các động tác xoắn vặn khớp gối, đặc biệt là đi xe đạp, bơi ,… Đá bóng phải sau 3 tới 4 tháng. Những môn thể thao đòi hỏi phải có dây chằng tốt thì chỉ được áp dụng sau 6 tới 8 tháng. Thực tế là , dây chằng ghép theo tiến triển thông thường thì nó yếu trong tháng đầu, sau khi liền sẹo tốt , dây chằng trở nên rất chắc chắn.
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA PHẪU THUẬT TẠO HÌNH DÂY CHẰNG GỐI
Mặc dù ngày nay , có nhiều tiến bộ hơn trong phẫu thuật và đặc biệt là trong phẫu thuật khớp gối, nhưng những nguy cơ biến chứng vẫn còn. Tất cả các phẫu thuật, dù là nhỏ cũng phải dự phòng các biến chứng, vì chúng có thể từ nhỏ trở thành lớn và dẫn tới chết người. Cần cho người bệnh biết là chúng không phải thường xuyên gặp, nhưng cũng không được nói dối và dấu nó đi…
Trong khi khám bệnh, không được do dự đặt ra các câu hỏi về các biến chứng, người phẫu thuât viên phải có trách nhiệm trả lời rõ ràng các câu hỏi của bệnh nhân. Phẫu thuật viên khớp gối là phẫu thuật viên chức năng chứ không liên quan tới cứu người bệnh. Quyết định can thiệp phẫu thuật tuỳ thuộc vào bệnh nhân rất nhiều, đưa cho bệnh nhân những thông tin, chỉ cho họ kết quả cũng như các nguy cơ biến chứng trong khi mổ để họ có thể tự lựa chọn những giải pháp điều trị cho phù hợp.
Liệt kê và mô tả một phần các biến chứng dưới đây giúp chúng ta khỏi quên các biến chứng thuộc loại phẫu thuật này mặc dù rất hiếm gặp.
1/ Biến chứng trong quá trình mổ
Nó rất hiếm gặp: ví như tổn thương động mạch khoeo, hay thần kinh mác bên trong trường hợp mổ khó. Biến chứng này rất là hiếm nhưng nó có thể trở nên rất nặng đối với bệnh nhân.
2/ Biến chứng sau phẫu thuật:
Đau: Đau thường trong một vài ngày nhất là sau khi làm thủ thuật KJ , còn trong làm thủ thuật DIDT thì hầu hết là không đau. Thông thường cơ thể sẽ tự điều chỉnh và giảm đau dần. Cải tiến các kỹ thuật mổ (sử dụng nội soi, không bất động sau mổ, cho đi sớm với nạng,…) sẽ có hiệu quả giảm đau nhiều với các thủ thuật ít sang chấn. Hơn nữa, những lời giải thích động viên của bác sĩ và phẫu thuật viên cũng làm cho người bệnh tin tưởng và tăng khả năng chịu đau lên rất nhiều. Nếu khi quá đau cần phải khám lại có hệ thống để tìm các biến chứng (là nguyên nhân của đau) ví dụ như tụ máu trong gối,….
Trên đây là những biến chứng nhỏ của phẫu thuật và tạo hình dây chằng chéo trước. Những biến chứng của nó không phải là không nặng, đặc biệt có cả những trường hợp thoái hoá khớp, kẹt khớp, hay có khi phải cắt cụt,…) Nhưng phần lớn nó sẽ khỏi và không có một di chứng gì, không có bất cứ một bất tiện nào trong cuộc sống hằng ngày.