Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng viêm thoái hóa xảy ra tại các đốt sống cổ. Tuổi càng cao, cấu trúc xương khớp càng suy yếu, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Bởi vậy, đối tượng người trung niên, cao tuổi thường có tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất. Cùng Sports Medic tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Tại sao tôi lại bị thoái hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng viêm thoái hóa xảy ra tại các đốt sống cổ. Sau đó, dần hình thành lên các gai xương và cầu xương, gây biến đổi cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống cổ.
Nguyên nhân gì dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ:
Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuổi càng cao, cấu trúc xương khớp càng suy yếu, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Bởi vậy, đối tượng người trung niên, cao tuổi thường có tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất.
Ngoài ra, không ít người đã mắc thoái hóa đốt sống cổ khi tuổi còn rất trẻ. Như vậy, nguyên nhân gây bệnh không chỉ là tuổi tác mà còn có thể do một số nguyên nhân khác.
Những nguyên nhân phổ biến làm thoái hóa đốt sống cổ
- Ảnh hưởng của công việc: Các tư thế làm việc sai, thói quen kẹp điện thoại vào một bên vai, những công việc mang vác vật nặng… dễ làm cột sống cổ bị tổn thương. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài gây nên thoái hóa cột sống.
Những thói quen, tư thế làm việc không tốt.
- Do tư thế nằm không đúng: Nằm gối quá cao hoặc quá thấp dẫn đến các đốt sống cổ bị vẹo, lệch.
- Chấn thương: Các chấn thương vùng cổ do tai nạn lao động, giao thông… khiến cho các đốt sống cổ bị yếu đi, quá trình thoái hóa của đến sớm hơn so với người bình thường.
- Do hệ quả của các bệnh lý mạn tính khác hoặc các thuốc điều trị lâu dài: như loãng xương, các bệnh lý rối loạn nội tiết, miễn dịch; một số thuốc điều trị trong thời gian dài như corticoid… có thể làm gia tăng thoái hóa đốt sống cổ.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống hàng ngày nếu thiếu các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển xương khớp như Canxi, Vitamin… có thể gây nên tình trạng loãng xương, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa đốt sống cổ.
- Di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh về cột sống thì nguy cơ mắc thoái hóa cột sống của các thành viên sẽ cao hơn người bình thường.
Triệu chứng khi bị thoái hóa đốt sống cổ là gì? Làm sao để biết liệu mình có bị thoái hóa đốt sống cổ hay không?
Triệu chứng khi bị thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Bệnh lý Thoái hóa đốt sống cổ có tiến triển thầm lặng, diễn tiến trong thời gian dài và thường khởi phát âm thầm bằng những triệu chứng như:
- Đau mỏi vai gáy.
- Thỉnh thoảng tê nhẹ hai tay.
- Cảm giác “giật giật” từ trên cổ chạy xuống tay.
Các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ… đôi khi cũng là biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ.
Các triệu chứng trên ban đầu xuất hiện ít, mức độ nhẹ, thường không ảnh hưởng gì tới người bệnh. Nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng, sẽ diễn tiến ngày càng rõ rệt hơn, gây khó chịu, mất tập trung, ảnh hưởng tới sinh hoạt, nghỉ ngơi của người bệnh.
Làm sao để biết mình có bị thoái hóa đốt sống cổ hay không?
Thật khó để tự mình chẩn đoán xem mình có bị thoái hóa đốt sống cổ hay không trong khi bạn không có chuyên môn.
Nhưng nếu bạn có một trong những triệu chứng như trên và nghi ngờ mình bị thoái hóa đốt sống cổ; thì cũng không quá khó để đọc lại các nguyên nhân như trên đã trình bày, và tự tìm hiểu xem mình có mắc một trong các nguyên nhân đó không.
Cuối cùng, để chắc chắn, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp khám và lên kế hoạch trị liệu. Việc phát hiện và điều trị sớm làm tăng hiệu quả của điều trị, ngăn tiến triển của bệnh, và hạn chế các biến chứng.
Việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ gồm những gì? Liệu có phải mổ không?
Việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào nguyên nhân, giai đoạn và các biến chứng của bệnh. Và bạn có thể yên tâm, thoái hóa đốt sống cổ rất hiếm khi phải mổ, trừ trường hợp bạn để bệnh đã nặng, gây nên các biến chứng chèn ép thần kinh, mạch máu… khiến các bác sĩ phải cân nhắc đến việc phẫu thuật.
Các cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ
- Dùng thuốc: Thuốc có tác dụng nhanh, giảm đau, hết tê, cải nhiện nhanh các triệu chứng bệnh của bạn, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường sớm. Một thuốc có thể kể đến như: các thuốc giảm đau giảm viêm (Medrol, Ibuprofen, Mobic,..), các thuốc giảm co rút cơ (Myonal,..), các thuốc bổ thần kinh, bổ xương khớp (Vitamin 3B, Calci,…).
- Vật lý trị liệu: Tác dụng kết hợp đồng thời với thuốc khiến hiệu quả điều trị tốt hơn, nhanh hơn như siêu âm trị liệu, shockwave,… Bên cạnh đó, các bài tập cải thiện chứng năng đốt sống cổ làm giảm, ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát về lâu dài.
Một số bài tập giúp ngăn ngừa, hạn chế thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Bài tập 1: Kéo giãn các đốt sống và khối cơ vùng cổ.
Lần lượt nghiêng cổ sang phải – trái, cúi – ngửa, xoay phải – xoay trái, rướn đầu về phía trước- phía sau, kéo căng kết cỡ, đồng thời hít sâu vào, khi có cảm giác căng từ bả vai, kéo dài đến gáy thì thở ra và từ từ về vị trí thẳng. Thực hiện 3 lần và đổi bên.
Bài tập 2: Mạnh cơ vùng cổ.
- Bạn có thể đứng hoặc ngồi. Đầu giữ thẳng, hai tay đặt phía sau/ phía trước/ 2 bên.
- Dùng tay tác dụng lực (theo sức của mình) đẩy đầu về phía đối diện. Gồng cơ vùng cổ, cản lại lực đẩy từ tay, sao cho đầu giữ nguyên vị trí. Mỗi lần tập giữ khoảng 10s. Ngày tập 5-10 lần.
Bài tập 3: Mạnh khối cơ vùng cầu vai: Cơ thang, cơ nâng vai.
- Đứng thẳng, hai tay thả lỏng hai bên thân, có thể cầm tạ nhẹ theo khả năng của mình.
- Nhún vai nâng hai vai lên cao và hơi chếch ra sau (lưu ý không phải là cố gắng rụt cổ), hai tay thả lỏng, bàn tay nắm tạ chặt vừa phải (nếu có)
- Từ từ hạ vai xuống tư thế ban đầu và tiếp tục tập 10-15 lần.
Bài tập 4: Tập nghiêng mình, kéo giãn khối cơ vùng vai và thân mình.
- Bạn nên đứng thẳng vững vàng, chân rộng hơn vai.
- Tay phải chống vào hông.
- Đưa tay trái sang bên và thẳng lên cao, nghiêng thân mình tối đa sang phải.
- Sau đó từ từ hạ tay trở về tư thế ban đầu.
- Tiếp tục làm tương tự với tay phải.
Ngày tập 10-15 lần cho mỗi bên.