Phòng Khám Cơ Xương Khớp Sports Medic

10 CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP KHI CHẠY BỘ

10 CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP KHI CHẠY BỘ

Tác giả: quantriweb17/06/2024

Khi bắt đầu bộ môn chạy bộ, đại đa số người chạy đều suy nghĩ chủ quan rằng: chạy bộ là môn thể thao vận động nhẹ nhàng an toàn, không có chấn thương. Tuy nhiên, chính tâm lý chủ quan đó khiến chúng ta mất cảnh giác, và khi chấn thương xảy ra làm chúng ta hoang mang không biết phải xử lý như thế nào. Sau đây là:

10 CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG CHẠY BỘ

1. Hội chứng đầu gối của người chạy bộ.

Đây là một chấn thương phổ biến do sử dụng quá mức khớp gối. Đặc biệt trong môn chạy bộ, gối của người chạy bộ hoạt động rất nhiều.

– Bệnh lý này còn được gọi với tên khác là: hội chứng khớp chè đùi.

Một số người có cơ địa bẩm sinh xương bánh chè không thẳng đúng vị trí, cũng rất dễ bị hội chứng này.

Trong hội chứng này, theo thời gian, dần dần sụn khớp ở mặt sau xương bánh chè của bạn bị mòn do các hoạt động quá tải của khớp gối. Khi điều đó xảy ra, bạn có thể cảm thấy đau trong khớp gối, đặc biệt đau tăng lên khi: Đi lên hoặc xuống cầu thang; khi ngồi xổm,…

– Hướng xử lý: giảm tải cho khớp gối, hạn chế tối đa các động tác squat, ngồi xổm, giảm lên xuống cầu thang, giảm quãng đường chạy. Khám bác sĩ chuyên khoa và điều trị y tế nếu cần thiết.

Knee Pain from Running: Best Exercises to Fix It - Movaia Running Form  Analysis

2. Gãy xương do mỏi.

– Thường hay gặp tại xương cẳng chân và bàn chân. Nguyên nhân thường do vận động quá mức khả năng của xương trong thời gian dài, kèm theo thời gian nghỉ ngơi hồi phục không đủ, kiến cho trong xương dần hình thành những vết nứt nhỏ gây đau nhức khó chịu.

Theo thời gian, những vết nứt xuất hiện ngày càng nhiều và chậm lành, khiến cho cấu trúc xương bị suy yếu, và khi chỉ cần một lực chấn thương không quá lớn nhưng đủ mạnh, cũng có thể dẫn đến gãy xương.

– Hướng xử trí: nên khám và phát hiện sớm tình trạng này để nghỉ ngơi hoàn toàn và điều trị hợp lý trước khi để biến chứng gãy xương xảy ra.

3. Hiện tượng nẹp cứng cẳng chân. (Shin Splint)

– Đây là hiện tượng cơn đau xảy ra ở phía trước hoặc bên trong cẳng chân dọc theo xương chày. Thường gặp sau khi thay đổi bài tập luyện như chạy quãng đường dài hơn hoặc tăng số ngày bạn chạy nhanh.

Về triệu chứng đau đớn, có thể khó phân biệt với gãy xương do mỏi ở cẳng chân, nhưng cơn đau thường lan rộng hơn và dọc theo xương chày.

Những người có bàn chân bẹt thì có khả năng bị hiện tượng này nhiều hơn.

– Hướng xử trí:

Giảm số km quãng đường chạy.

Giảm tốc độ chạy của bạn

Các bài tập giãn cơ

How to Tell if You Have Shin Splints and How to Recover — Oregon Running  Clinic

4. Viêm gân gót (gân Achilles).

 

– Đây là gân lớn nhất cơ thể, nằm phía sau bắp chân, nối với xương gót.

Viêm gân Achilles thường gây đau tức ở vùng sau gót chân, đặc biệt là vào buổi sáng ngủ dậy và khi bắt đầu hoạt động sau khi nghỉ ngơi.

Nguyên nhân của nó thường được do bởi các hoạt động quá tải lặp đi lặp lại đối với gân. Việc tăng quá nhiều khoảng cách chạy bộ cũng có thể gây ra tình trạng này. Các cơ phía sau bắp chân co rút hoặc quá mạnh cũng có thể góp phần.

– Hướng xử trí bao gồm:

Nghỉ ngơi

Chườm lạnh tại chỗ

Căng cơ bắp chân.

5. Căng cơ.

What it Really Means to Pull a Muscle - Physical Therapy, Ashburn, VA

– Đây là hiện tượng xuất hiện các vết rách nhỏ ở cơ. Nó thường xảy ra do cơ bắp bị chấn thương, bị quá tải, vận động quá mức trong thời gian dài.

– Hướng xử trí: khởi động kĩ lưỡng trước khi luyện tập, nghỉ ngơi dinh dưỡng đầy đủ, chườm đá, mang băng trợ lực và kê cao vị trí tổn thương.

Các cơ điển hình thường bị ảnh hưởng của người chạy bộ:

– Gân cơ khoeo.

– Cơ tứ đầu.

– Các cơ bắp chân

– Các cơ quanh háng.

6. Bong gân mắt cá chân .

– Chấn thương này thường gặp khi chạy bộ bị trượt/té dẫn tới lật cổ chân, mà điển hình là lật sơ-mi cổ chân.

Chấn thương khiến cho các dây chằng quanh khớp cổ chân bị giãn hoặc rách dây chằng (hay còn gọi là bong gân). Mức độ tổn thương tùy theo chấn thương nặng hay nhẹ, có thể chỉ là giãn dây chằng mức độ nhẹ, hoặc rách hoàn toàn dây chằng.

– Hướng xử trí ban đầu: nghỉ ngơi, chườm đá, mang băng cổ chân và kê cao bàn chân khi nằm/ ngồi nghỉ ngơi.

How to Safely Return to Running After Ankle Sprains - PainHero

7. Viêm cân gan chân.

Cân gan chân là dải mô dày ở lòng bàn chân, kéo dài từ gót chân đến các ngón chân. Bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng đau gót chân nhiều, đặc biệt là khi đứng dậy bước đi đầu tiên vào buổi sáng mới ngủ dậy.

– Những người chạy bộ khiến bàn chân tăng cường hoạt động nhiều có thể gặp tình trạng viêm cân gan chân, tuy nhiên tình trạng này cũng gặp cả ở những người có quá trình lão hóa gân cơ theo tuổi.

– Hướng xử trí:

Kéo giãn gân cơ, đặc biệt lúc khởi động và sau khi tập luyện.

Nghỉ ngơi khi có dấu hiệu bệnh. Nếu không đỡ có thể tìm đến can thiệp điều trị bằng y tế.

Mang giày dép phù hợp.

8. Hội chứng co rút dải chậu chày ITBS (Iliotibial Band Syndrome).

– Hội chứng này gây đau ở mặt ngoài đầu gối. Dải chậu chày là dải dây chằng chạy dọc bên ngoài đùi, từ đỉnh háng đến bên ngoài đầu gối.

Hội chứng này hay xảy ra khi vận động gối quá mức. Khi đó, dải chậu chày bị siết chặt, co rút và viêm, gây đau. Đôi khi, nó còn có thể gây ra các cơn đau ở hông.

Những người chạy bộ thường xuyên, đặc biệt là người chạy đường dài rất dễ mắc hội chứng dải chậu chày. Trong các chấn thương khi chạy bộ, tỷ lệ mắc hội chứng này lên đến 12%.

Iliotibial Band Syndrome - Knee - Conditions - Musculoskeletal - What We  Treat - Physio.co.uk

– Hướng xử trí bao gồm:

Giảm cường độ tập luyện.

Khởi động và giãn cơ tốt trước khi tập thể dục.

Chườm lạnh chỗ đau.

9. Phỏng rộp nước.

– Đây là những mụn nước xuất trên bề mặt da do ma sát giữa giày/vớ và da của bạn.

Blisters: And the 8 step procedure to get back running. | Running Shoes Guru

– Hướng xử trí, ngăn ngừa mụn nước :

Đối với giày mới cần từ từ tập sử dụng dần.

Mang tất có hai lớp

Thoa dầu/gel lên những vùng dễ bị phồng rộp

10. Các thương tổn liên quan đến nhiệt độ.

– Bao gồm:

Bỏng nắng

Sốc nhiệt.

Hạ thân nhiệt

Bạn có thể ngăn ngừa những điều này bằng cách mặc quần áo phù hợp, uống đủ nước và sử dụng kem chống nắng .

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng