Anh Đức tiếp tục sinh hoạt và vận động trong thời gian dài, gần đây bị đứt luôn chằng chéo trước.
Người bệnh được chỉ định tái tạo cả hai dây chằng chéo trước và sau bằng gân tự thân với kỹ thuật “all in side” (tất cả bên trong). Bác sĩ lấy gân ở vị trí khác trên cơ thể, dùng làm cầu nối để gắn kết hai đầu dây chằng đã đứt lại với nhau. Phương pháp này bảo tồn mạch máu nuôi và các thụ thể thần kinh còn sót lại trong gốc dây chằng. Nhờ đó, sau phẫu thuật, mảnh ghép gân phục hồi sớm hơn và nhanh chóng “dây chằng hóa” trở thành một phần của dây chằng tự nhiên. Đồng thời, vì còn thụ thể thần kinh trong gốc dây chằng nên khi người bệnh quay lại với thể thao, cảm giác khớp gối sẽ khôi phục gần như hoàn toàn.
“All in side” là kỹ thuật tái tạo dây chằng nội soi, ít xâm lấn, giúp giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng, giảm đau tốt trong và sau phẫu thuật. Từ đó tạo điều kiện cho người bệnh có thể sớm tập vật lý trị liệu, nhanh chóng khôi phục khả năng vận động.
Đối với phẫu thuật tái tạo dây chằng, tập phục hồi chức năng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những động tác chuyên biệt được phân chia theo lộ trình từng tháng, giúp bảo vệ mảnh ghép gân và phục hồi tối đa chức năng dây chằng, giảm nguy cơ tái đứt dây chằng. Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ khắt khe chỉ định của bác sĩ vật lý trị liệu trong quá trình tập luyện.
Ngày thứ hai sau phẫu thuật, người bệnh cho biết có thể gập duỗi gối một cách thoải mái, đi lại nhẹ nhàng. Tiên lượng sau 2 tuần, người bệnh có thể gấp gối khoảng 100 độ; sau 6 tháng có thể tập luyện lại với cường độ trung bình; từ tháng thứ 9 có thể chơi thể thao nhẹ.
Bác sĩ Dũng khuyến cáo, đối với những trường hợp đứt dây chằng, đặc biệt là đứt đa dây chằng sau chấn thương thể thao hoặc tai nạn giao thông, người bệnh nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Việc chậm trễ điều trị có thể làm tiêu biến gốc dây chằng cũ, mạch máu và các thụ thể thần kinh