Phòng Khám SportsMedic

Sau Phẫu Thuật Tái Tạo Dây Chằng Chéo Trước Thì Phải Biết Điều Này

Sau Phẫu Thuật Tái Tạo Dây Chằng Chéo Trước Thì Phải Biết Điều Này

Tác giả: Admin29/09/2021

Sau phẫu thuật dây chằng chéo trước thì có những biến chứng gì không ? Khá là nhiều người đang có những thắc mắc sau mổ. Vậy, bài viết này phongkhambonnela.com sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc này chi tiết nhất.

MỘT SỐ BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

Đau: Đau thường trong một vài ngày nhất là sau khi làm thủ thuật KJ, còn trong làm thủ thuật DIDT thì hầu hết là không đau. Thông thường cơ thể sẽ tự điều chỉnh và giảm đau dần. Cải tiến các kỹ thuật mổ (sử dụng nội soi, không bất động sau mổ, cho đi sớm với nạng,…) sẽ có hiệu quả giảm đau nhiều với các thủ thuật ít sang chấn. Nếu khi quá đau cần phải khám lại có hệ thống để tìm các biến chứng (là lí do của đau) ví dụ như tụ máu trong gối,….

Máu tụ trong gối: Mọi can thiệp đều có thể gây chảy máu, đặc biệt thuận lợi ở người bệnh uống thuốc chống đông. Máu tụ thường triệu chứng bằng vết bầm tím (ecchymoses), sau đó chuyển sang xanh lá cây, vàng,… mất đi sau một vài tuần. Đôi khi lượng máu tích tụ lại trong khớp tăng lên tạo thành máu tụ (hémarthrose) làm cho khớp gối sưng to, đau. Cần phải mổ lại để rửa sạch và lấy hết máu tụ.

Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là nguy cơ chung của phẫu thuật. Nhưng với phẫu thuật khớp gối lại hiếm gặp, tuy nhiên nếu có thì rất nặng. Theo dõi trong những tuần đầu sau phẫu thuật, xuất hiện dấu hiệu: đau, sốt, gối sưng to, chảy dịch ở vết mổ…. Cần phải cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để biết rõ là loại vi khuẩn gì, và chữa trị kháng sinh cho phù hợp. Mở lại gối để rửa sạch là rất cần thiết. Với cách này thông thường có thể chữa khỏi nhiễm trùng khớp gối.

Tắc mạch: Là hình thành các cục máu đông ở trong tĩnh mạch, nó có thể giải quyết được bằng chữa trị chống đông dự phòng. Biến chứng này có thể đưa lại những nguy cơ rất nặng: nhồi máu phổi.

Loạn dưỡng thần kinh: Là hội chứng có tính chất cứng gối sớm, phối hợp với đau và phù nề. Nguyên nhân của biến chứng này vẫn còn chưa biết. Người ta quan sát thấy hay xuất hiện ở những bệnh nhân lo lắng. Tiến triển theo hướng khỏi dần nhưng rất lâu (nhiều tháng hoặc nhiều năm). Hội chứng này đôi khi có thể để lại những di chứng như cứng khớp, hay đau. Để hiểu hơn về bệnh hãy tham khảo thêm bài témoignage trong tạp chí Le Monde.

Cứng gối: Đây là nguy cơ của tất cả các can thiệp vào khớp gối. Nó hay gây dính ở trong khớp. Cần phải cho khớp gối vận động cưỡng bức dưới gây mê toàn thân, nếu muộn hơn thì phải mổ để giải phóng các dây chằng. Hội chứng “hòn bi” (cyclope) gây nên hạn chế duỗi gối , đây cũng là biến chứng đặc biệt của phẫu thuật tạo hình dây chằng.

Biến chứng trên da: Sẹo mổ có thể có những vùng mất cảm giác, ngược lại có những vùng tăng cảm giác đau do còn đầu thần kinh tạo thành những u thần kinh nhỏ (névrome).

Trên đây sẽ là những biến chứng nhỏ của phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước. Những biến chứng của nó không phải là không nặng, đặc biệt có cả những tình huống thoái hoá khớp, kẹt khớp, hay có khi phải cắt cụt,.. Nhưng phần lớn nó sẽ khỏi và không có một di chứng gì, không có bất cứ một bất tiện nào trong cuộc sống hằng ngày. 

MƯỜI VIỆC CẦN TRÁNH SAU MỔ DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

  1. KHÔNG tự ý bỏ nẹp trong 4 tuần đầu, mang nẹp khi đi đứng, ngay cả khi ngủ, có thể tháo nẹp khi nghĩ ngơi tại chổ. Bỏ nẹp sớm làm giãn yếu dây chằng
  2. KHÔNG bỏ nạng trong tuần đầu (bỏ nạng sớm làm sưng gối sau mổ)
  3. KHÔNG cố co gối quá mức (hơn 120 độ) trong tháng đầu (gây lỏng dây chằng).
  4. KHÔNG đi lại quá nhiều trong giai đoạn (để tránh sưng gối).
  5. KHÔNG lên xuống cầu thang bằng chân đau. Không tự lái xe 2 bánh, ngồi xổm trong 2,5 tháng (tránh những tình huống tai nạn làm đứt lại dây chằng, hoặc làm Dc dãn do kéo căng)
  6. KHÔNG nằm bất động tại chổ hay không dám cử động chân mổ vì tâm lý sợ đau, sợ không lành vết mổ, sợ sút ốc vít…(vì sẽ làm ngưng trệ tuần hoàn, teo cơ, mô sẹo co rút).
  7. KHÔNG chạy nhảy, chơi thể thao trong 3 tháng đầu (dây chằng chưa đủ vững chắc cho các tư thế vặn, xoắn, gập gối).
  8. KHÔNG tập các động tác không có trong hướng dẫn của bác sỹ (tập sai sẽ làm ảnh hưởng đến sự vững chắc dây chằng, mà khó có thể sửa lại được).
  9. KHÔNG được thức khuya dậy sớm làm việc quá mức (ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng và tinh thần).
  10. KHÔNG kiêng cử quá mức trong thực đơn hàng ngày, nhưng cần tránh các thức ăn có nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể (vì cơ thể cần nhiều dinh dưỡng tạo năng lượng cho quá trình phục hồi bệnh).

Day chang cheo truoc khop goi

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng