Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ chất khoáng trong xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương. Xương yếu dẫn đến gãy xương với chấn thương nhỏ hoặc không rõ chấn thương, ở cột sống lưng, thắt lưng, cổ tay và khớp háng (gọi là gãy xương do loãng xương). Chẩn đoán bằng phương pháp chụp hấp thụ tia x năng lượng kép (đo DXA) hoặc bằng chẩn đoán khẳng định gãy xương do loãng xương. Phòng ngừa và điều trị liên quan đến việc điều chỉnh yếu tố nguy cơ; bổ sung canxi và vitamin D; các bài tập để tối đa hóa sức mạnh của xương và cơ, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và giảm thiểu nguy cơ té ngã; và điều trị bằng thuốc để bảo tồn khối lượng xương hoặc kích thích hình thành xương mới.
Phòng ngừa bệnh Loãng xương
- Ăn khẩu phần giàu canxi hoặc bổ sung canxi mỗi ngày.
- Đối với người lớn từ 19 đến 50 tuổi, ăn 3 bữa hoặc hấp thụ 1000 mg canxi mỗi ngày.
- Nam giới trên 50 tuổi, ăn 3 bữa hoặc 1000 mg canxi mỗi ngày.
- Nam giới trên 70 tuổi, ăn 4 bữa hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày.
- Nữ giới trên 50 tuổi, ăn 4 bữa hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày.
- Thường xuyên đo loãng xương để kiểm tra mật độ xương.
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc được kê toa.
- Thường xuyên tập các bài tập chịu tải trọng và các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp theo đề nghị của bác sĩ.
- Không hút thuốc.
- Tránh uống quá nhiều rượu: uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày có thể làm giảm khả năng hình thành xương.
- Tránh để bị ngã
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Loãng xương
- Nghiệm pháp đánh giá mật độ xương: chụp X quang để đo mật độ xương ở phần cột sống thắt lưng, vùng cổ xương đùi hoặc cổ tay. Phương pháp chụp X quang hấp thụ năng lượng kép (DEXA) là phương pháp phổ biến nhất. Nghiệm pháp này không gây đau đớn và chỉ mất vài phút, cho biết lượng xương bị mất.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: kiểm tra lượng nội tiết tố và tìm kiếm các nguy cơ làm tăng sự mất xương như sự thiếu hụt các loại vitamin hoặc khoáng chất trong cơ thể.
Các biện pháp điều trị bệnh Loãng xương
- Cung cấp lượng canxi cho cơ thể đúng theo mức khuyến cáo, không cung cấp dư thừa. Bổ sung 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày cho người ở độ tuổi từ 1 đến 70 tuổi và 800 IU mỗi ngày từ 71 tuổi trở lên.
- Duy trì trọng lượng tiêu chuẩn, không thừa cân cũng không thiếu cân.
- Thực hiện các bài tập như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa và thể dục nhịp điệu 3-4 giờ mỗi tuần.
- Ngừng hút thuốc.
- Hạn chế thức uống có cồn, cà phê và nước giải khát có ga.
- Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng có nguy cơ gây giảm mật độ xương.
- Trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro của liệu pháp thay thế estrogen nếu người bệnh đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc đã cắt bỏ buồng trứng.
- Khi phát hiện loãng xương, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì người bệnh cần phải bổ sung các loại thuốc điều trị loãng xương. Tùy theo từng trường hợp cụ thể người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng những loại thuốc chống loãng xương phù hợp.
- Thay đổi lối sống: ngừng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu
- Ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã.
- Tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp xương khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe tốt hơn. Mặc dù tập thể dục tốt cho người bị loãng xương, nhưng cũng phải cẩn thận, tránh vận động quá mạnh vì có thể dẫn đến gãy xương