Phòng Khám Cơ Xương Khớp Sports Medic

Hậu quả rách sụn chêm bạn cần biết

Hậu quả rách sụn chêm bạn cần biết

Tác giả: quantriweb13/05/2024

Rách sụn chêm đầu gối khiến người bệnh khó chịu, đau đớn, nghiêm trọng hơn là khó vận động, di chuyển, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Nếu như không can thiệp và chữa trị kịp thời, về lâu dài tình trạng chấn thương nặng thêm sẽ gây thêm nhiều hậu quả khó lường. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thật chi tiết những hậu quả rách sụn chêm mà người bệnh có thể phải đối mặt.

Sụn chêm bị rách là như thế nào?
Hậu quả rách sụn chêm bạn cần biết1

Sụn chêm là bộ phận có chức năng giúp làm ổn định khớp, bảo vệ xương khỏi sự hao mòn, nâng đỡ cả cơ thể. Có vai trò quan trọng là vậy nhưng sụn chêm rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần một cú xoay bất ngờ trong hoạt động thể thao, hay khi gặp tai nạn, bị ngã đều có thể khiến sụn chêm bị rách. Các vết rách sụn chêm có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau với hình thái to, nhỏ khác nhau. Có thể rách sụn trong – ngoài, rách vùng vô mạch hoặc giàu mạch, rách ngang – dọc,…

Đối tượng dễ bị rách sụn chêm và thường bị rách sụn chêm đa phần là những vận động viên hay những người phải sử dụng, vận động khớp gối nhiều. Ngoài ra, những người cao tuổi cũng dễ bị rách sụn chêm bởi tuổi đã cao, sụn chêm bị mòn, thoái hóa khớp.

Người bệnh biết mình bị rách sụn chêm khi thấy mình có một vài triệu chứng như sau:

  • Các cơn đau, sưng tấy xuất hiện ở đầu gối.
  • Khớp gối bị kẹt lại, khó vận động, di chuyển.
  • Có tiếng lục cục khi vận động.
  • Đau khi nhấn tay vào khe khớp gối.
  • Khi sụn vừa rách sẽ nghe như bị nổ.

Hậu quả rách sụn chêm như thế nào?

Không thể xem nhẹ rách sụn chêm, ban đầu khi sụn chêm mới bị rách, khớp gối vẫn có thể hoạt động khiến người bệnh có tâm lý chủ quan, không đi khám bác sĩ. Nếu không can thiệp kịp thời, hậu quả rách sụn chêm mang tới sẽ rất phức tạp và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Một vài di chứng rách sụn chêm mà người bệnh có thể gặp phải là:

  • Khó khăn trong đi lại: Rách sụn chêm là một trong những nguyên nhân khiến đầu gối bị thoái hóa, khớp yếu dần khiến việc di chuyển, đi lại gặp nhiều khó khăn.
  • Đau nhức khớp: Chấn thương nào thì cũng gây ra những cơn đau, sự khó chịu cho người bệnh. Rách sụn chêm không những khiến người bệnh đau nhức mà còn làm sưng, khiến người bệnh không thể duỗi thẳng chân,
  • Hư khớp gối: Sụn chêm bị rách dẫn đến tình trạng khớp gối nhanh bị thoái hóa, dẫn đến hư khớp gối.
  • Ảnh hưởng đến các bộ phận khác: Rách sụn chêm gây tổn thương lên dây chằng chéo. Dây chằng chéo bị tổn thương dẫn đến một loại các tổn thương khác như tổn thương dây chằng chéo sau, phù tủy xương, bong chỗ bám.

Sụn chêm có thể tự lành không?
Hậu quả rách sụn chêm bạn cần biết2

Thực tế, tình trạng rách sụn chêm có thể tự lành nếu như vết rách nhỏ và không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu vết rách lớn, vị trí vết rách nằm ở nơi quan trọng thì khả năng tự lành rất thấp, cần can thiệp đến các phương pháp chữa trị khác phức tạp hơn như phẫu thuật.

Trường hợp người bệnh phải can thiệp phẫu thuật, sẽ có 2 phương pháp phẫu thuật là mổ mở và mổ nội soi. Người bệnh không nên quá lo lắng bởi đây là ca phẫu thuật nhìn chung khá đơn giản, tỷ lệ để lại di chứng rất thấp. Bác sĩ sẽ thực hiện một trong 3 bước điều trị rách sụn chêm gồm: Ghép sụn chêm, khâu sụn chêm và cắt bỏ sụn khớp gối.

Dù điều trị bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất chính là người bệnh phải có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Khi phát hiện mình bị chấn thương thì cần dừng ngay mọi hoạt động, nghỉ ngơi và có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc xương khớp, thuốc giảm đau. Sau khi đã điều trị xong, cần tập luyện các bài tập vật lý trị liệu hay các động tác sinh hoạt đơn giản, điều độ để đôi chân làm quen trở lại.

Thời gian hồi phục rách sụn chêm

Hậu quả rách sụn chêm bạn cần biết3

Trung bình, vết rách sụn chêm thông thường sẽ mất từ 6 – 12 tuần để lành lại hoặc sẽ có thể nhanh hơn, tùy vào hình thái của vết rách, sụn chêm bị rách có thể liền sau khoảng hơn 4 tuần. Trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tuần, nếu vết rách chưa cần can thiệp ngoại khoa, người bệnh có thể sẽ cần điều trị bảo tồn khớp. Có thể sẽ cần đến 8 tuần hoặc hơn để vết rách sụn chêm liền lại hoàn toàn trước khi hoạt động bình thường.

Rách sụn chêm là một chấn thương có vẻ khá đơn giản nhưng nếu không có biện pháp can thiệp và chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu về dài của người bệnh. Bởi vậy, nếu như có bất kì chấn thương đầu gối nào, đừng ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ, tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Để đặt lịch khám tại phòng khám SPORTS MEDIC, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp qua website.

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng