Phòng Khám Cơ Xương Khớp Sports Medic

Đứt dây chằng khớp gối và tổn thương sụn chêm

Đứt dây chằng khớp gối và tổn thương sụn chêm

Tác giả: quantriweb13/05/2024

Đứt dây chằng ngoài khớp (dây chằng bên trong và bên ngoài) hoặc trong khớp (dây chằng chéo trước hoặc chéo sau) hoặc các tổn thương của sụn chêm có thể là do chấn thương của khớp gối. Các triệu chứng bao gồm đau, tràn dịch khớp, khớp mất vững (đứt dây chằng nặng), và mất cử động khớp (với một số tổn thương sụn chêm). Chẩn đoán bằng thăm khám thực thể và đôi khi chụp MRI. Điều trị bằng PRICE (bảo vệ, nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép, nâng cao chi) và, đối với tổn thương nặng, bó bột hoặc phẫu thuật.

Nhiều cấu trúc giữ vững khớp gối nằm chủ yếu bên ngoài khớp; chúng bao gồm các cơ (ví dụ, cơ tứ đầu đùi, các cơ hamstring), vị trí bám tận của chúng :(ví dụ, điểm bám cơ chân ngỗng), và các dây chằng ngoài khớp. Dây chằng bên ngoài nằm ngoài bao khớp; dây chằng bên trong (chày) có phần nông nằm ngoài bao khớp và phần sâu là một phần của bao khớp.

Bên trong khớp, bao khớp và dây chằng chéo sau cùng với dây chằng chéo trước chứa rất nhiều mạch máu giữ vững khớp. Sụn chêm trong và ngoài là các cấu trúc sụn nằm trong khớp và có chức năng chủ yếu là hấp thụ lực nhưng cũng góp phần giữ vững khớp.

Các cấu trúc của khớp gối bị tổn thương phổ biến nhất là

  • Dây chằng giữa gối

  • Dây chằng chéo trước

Cơ chế chấn thương giúp dự đoán loại chấn thương:

  • Lực đẩy từ phía trong (vẹo ngoài): Thông thường là dây chằng bên trong, tiếp theo là dây chằng chéo trước, sau đó là sụn chêm trong (cơ chế này thường gặp nhất và thường đi kèm với một số biến dạng xoay ngoài và gấp gối, như bị phạm lỗi khi đá bóng)

  • Lực đẩy từ phía ngoài (vẹo trong): Thường gặp là dây chằng bên ngoài, dây chằng chéo trước, hoặc cả hai (cơ chế này phổ biến thứ 2)

  • Các lực tác động theo hướng trước sau và duỗi quá mức: Thông thường là các dây chằng chéo

  • Mang vác nặng và xoay khớp tại thời điểm chấn thương: Thông thường là các sụn chêm

    Các dây chằng của khớp gối.

    1. Các triệu chứng và dấu hiệu của bong gân đầu gối và chấn thương sụn chêm

    Sưng và co cơ tiến triển trong một vài giờ đầu. Khi đứt dây chằng độ 2, đau thường ở mức vừa phải hoặc nặng. Với đứt dây chằng độ 3, có thể đau nhẹ, và đáng ngạc nhiên là một số bệnh nhân có thể tự mình đi bộ.

    Một số bệnh nhân nghe thấy hoặc cảm thấy tiếng pop khi xảy ra thương tích. Phát hiện này gợi ý tới một chấn thương dây chằng chéo trước nhưng không phải là một dấu hiệu đáng tin cậy.

    Vị trí nhạy cảm đau và đau phụ thuộc vào tổn thương:

    • Tổn thương dây chằng bên trong hoặc ngoài: Nhạy cảm đau tại vùng dây chằng bị tổn thương

    • Tổn thương sụn chêm trong: Nhạy cảm đau tại phía trong diện khớp

    • Tổn thương sụn chêm ngoài: Nhạy cảm đau tại phía ngoài diện khớp

    • Tổn thương sụn chêm trong và ngoài: Đau khi gấp hoặc duỗi khớp gối tối đa và giới hạn vận động thụ động khớp (cứng khớp)

    Tổn thương bất cứ dây chằng hoặc sụn chêm nào của khớp gối cũng sẽ gây tràn dịch khớp có thể nhìn hoặc sờ thấy được.

    Kiểm tra hiện tượng bập bềnh (gõ xương bánh chè) có thể được sử dụng để kiểm tra tràn dịch khớp. Tốt nhất là thực hiện khi bệnh nhân nằm ngửa. Người khám dùng một tay trượt mạnh cơ tứ đầu xuống về phía đầu gối và dừng lại ở phía trên đầu gối, cách khớp gối một vài cm. Bàn tay kia, người khám gõ vào xương bánh chè. Nếu xương bánh chè nảy lên (bập bềnh), xương bánh chè nổi trong dịch, chứng tỏ có tràn dịch khớp gối đáng kể.

    2. Chẩn đoán bong gân khớp gối và tổn thương sụn chêm

    • Đánh giá lâm sàng

    • Chụp X-quang để loại trừ gãy xương

    • Đôi khi cần chụp MRI

    Chẩn đoán chấn thương khớp gối và tổn thương sụn chêm chủ yếu dựa vào lâm sàng. Khám độ vững của khớp gối thường được trì hoãn vì bệnh nhân rất đau lúc ban đầu.

    Trật khớp gối tự nắn trật nên được nghĩ tới ở các bệnh nhân có tràn máu khớp nhiều, mất vững khớp nhiều, hoặc xuất hiện cả hai tình trạng trên; cần đánh giá ngay tình trạng mạch máu, bao gồm chỉ số huyết áp cổ chân-cánh tay, và chụp cắt lớp vi tính mạch máu vì có thể có tổn thương động mạch khoeo. Sau đó, khớp gối được kiểm tra toàn diện. Duỗi khớp gối chủ động cần được đánh giá ở tất cả các bệnh nhân có đau và tràn dịch khớp gối để kiểm tra mất cơ chế duỗi khớp gối (ví dụ, rách cơ tứ đầu hoặc gân bánh chè, vỡ xương bánh chè hoặc lồi củ xương chày).

    Test gắng sức

    Nghiệm pháp áp lực dùng để đánh giá sự chắc chắn của dây chằng và giúp phân biện đứt bán phần với hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị đau và sưng nhiều hoặc co thắt cơ, việc khám sẽ được trì hoãn cho đến khi có phim X-quang để loại trừ gãy xương. Ngoài ra, sưng và co thắt cơ nhiều có thể khiến khó đánh giá độ vững của khớp. Những bệnh nhân này nên được khám lại vào 2 đến 3 ngày sau đó (sau khi đã giảm sưng và co thắt). Khám lâm sàng khớp gối trì hoãn có độ nhạy cao hơn MRI khớp gối (86% so với 76%1]) trong chẩn đoán tổn thương sụn chêm và dây chằng chéo trước.

    Nghiệm pháp áp lực cạnh giường được thực hiện để kiểm tra các tổn thương cụ thể, tuy nhiên hầu hết các nghiệm pháp này có độ chính xác hoặc độ tin cậy không cao. Đối với nghiệm pháp nén ép tại giường, các bác sĩ lâm sàng di chuyển khớp theo hướng mà dây chằng được kiểm tra thường ngăn ngừa cử động khớp quá mức.

    Với nghiệm pháp Apley, bệnh nhân nằm sấp, và người khám giữ vững đùi của bệnh nhân. Người khám gập khớp gối của bệnh nhân 90° và xoay cẳng chân đồng thời nhấn cẳng chân của bệnh nhân xuống theo chiều hướng tới gối (ép), sau đó xoay cẳng chân đồng thời kéo cẳng chân ra theo chiều xa khỏi gối (dãn). Đau khi làm động tác ấn và xoay gợi ý tới tổn thương sụn chêm; đau khi kéo và xoay gợi ý tới tổn thương dây chằng hoặc bao khớp.

    Với đánh giá dây chằng dây chằng bên trong và bên ngoài, bệnh nhân nằm ngửa, với đầu gối gấp khoảng 20° và các cơ hamstring giãn. Người khám đặt một tay ở một mặt của khớp gối, nằm đối diện với phần dây chằng cần kiểm tra. Với tay còn lại, người khám nắm gót chân và kéo vẹo cẳng chân ra ngoài để kiểm tra dây chằng bên trong hoặc kéo vẹo vào trong để kiểm tra dây chằng bên ngoài. Sự mất ổn định vừa phải sau một chấn thương đột ngột gợi ý cho rách sụn chêm hoặc dây chằng chéo cũng như là dây chằng bên.

    Nghiệm pháp Lachman là nghiệm pháp khám lâm sàng có độ nhạy cao nhất cho tình trạng đứt dây chằng chéo trước (2). Với bệnh nhân nằm ngửa, người khám đỡ đùi và bắp chân của bệnh nhân, và đầu gối của bệnh nhân gấp 20°. Cẳng chân được đẩy về phía trước. Vận động thụ động ra phía trước xa khỏi xương đùi quá mức của cẳng chân gợi ý đây là tổn thương nặng.

    Chẩn đoán hình ảnh

    Không phải mọi bệnh nhân đều cần chụp X-quang. Tuy nhiên, phim X-quang thẳng, bên và chếch thường được chụp để loại trừ gãy xương. Nguyên tắc Ottawa cho khớp gối được dùng để giới hạn các trường hợp cần chụp X-quang cho các bệnh nhân có khả năng gãy xương cao hơn và cần được xử trí cụ thể. Chỉ chụp X-quang khi có một trong những dấu hiệu sau đây:

    • Tuổi > 55

    • Đau đơn thuần ở xương bánh chè (và không có xương nào khác ở khớp gối đau)

    • Đau khi ấn ở đầu xương mác

    • Không thể gập khớp gối tới 90°

    • Không thể đì tỳ gót và đi quá 4 bước ngay lập tức và khi ở trong phòng cấp cứu, có thể đi khập khiễng hoặc không

    Chụp MRI thường không cần thiết trong đánh giá ban đầu. Cách tiếp cận hợp lý là chụp MRI nếu triệu chứng không thoái triển sau vài tuần điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, chụp MRI nên được chỉ định khi có nghi ngờ chấn thương nghiêm trọng hoặc tổn thương nội khớp rõ rệt hoặc không thể loại trừ các tình trạng này.

    Một số thăm dò khác có thể được thực hiện để đánh giá các tổn thương kèm theo:

    • Chụp động mạch hoặc chụp CT mạch để kiểm tra các tổn thương động mạch bị nghi ngờ nếu nghi ngờ trật khớp gối hoặc duỗi quá mức nghiêm trọng

    • Điện cơ và/hoặc thăm dò dẫn truyền thần kinh (hiếm khi được thực hiện ngay, thường được tiến hành khi các triệu chứng thần kinh kéo dài vài tuần sau chấn thương

      Để đặt lịch khám tại phòng khám SPORTS MEDIC, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp qua website.

 

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng