Đứt dây chằng cổ chân là chấn thương nghiêm trọng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khớp cổ chân bị lỏng lẻo và sưng tấy, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, quá trình điều trị, nếu người bệnh không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ có thể gây cứng khớp, đau dai dẳng, dễ tái diễn lại chấn thương. Vậy đứt dây chẳng cổ chân – Điều trị và chăm sóc như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các thông tin trong bài viết này.
Mục lục bài viết
1. Đứt dây chằng cổ chân là gì?
Cấu tạo của khớp cổ chân gồm nhiều xương như xương chày, xương mác, xương gót, xương sên… Những bộ phận này được bao quanh bởi hệ thống dây chằng. Trong đó, dây chằng cổ chân là dễ bị tổn thương nhất. Vì bộ phận này nằm ở phía ngoài cổ chân.
Đứt dây chằng cổ chân là tình trạng dây chằng xung quanh khớp cổ chân bị kéo căng quá mức, dẫn đến tình trạng đứt hoàn toàn. Đứt dây chằng cổ chân gây ra những cơn đau nhức khó chịu, làm người bệnh gặp nhiều trở ngại khi vận động.
2. Nguyên nhân nào gây đứt dây chằng cổ chân?
Có nhiều nguyên nhân đứt dây chằng cổ chân, một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Chấn thương: Các chấn thương do té ngã khi chơi thể thao, lao động, sinh hoạt có khả năng khiến mắt cá chân, cổ chân bị ảnh hưởng, tăng áp lực lên dây chằng. Té ngã và tai nạn bất ngờ cũng có thể ảnh hưởng đến gót chân, xoắn bàn chân đột ngột hay xoay vào trong. Tình trạng này sẽ kéo căng dây chằng quá mức, dẫn đến tình trạng đứt.
- Tác động trực tiếp lên khớp cổ chân: Va đập mạnh hay bị đánh vào chân có thể tạo một lực lớn tác động trực tiếp lên khớp cổ chân. Điều này gây ra áp lực, tổn thương xương, khớp và dây chằng, có thể dẫn đến tình trạng rách, đứt dây chằng và gãy xương.
- Đột ngột thay đổi tư thế: Đột ngột thay đổi tư thế làm cổ chân bị lệch sang một bên, khi đó dây chằng sẽ chịu nhiều áp lực và bị kéo căng, dẫn đến tình trạng đứt hoàn toàn.
Tuy nhiên, đứt dây chằng cổ chân nếu không chữa trị hoặc lâu ngày mới chữa trị thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh như:
- Đau đớn, mất chức năng vận động
- Có thể gây biến chứng bệnh thoái hóa khớp, khi đó sẽ rất khó điều trị.
3. Dấu hiệu của đứt dây chằng cổ chân như thế nào?
Đau nhức là triệu chứng điển hình của đứt dây chằng khớp cổ chân, người bệnh sẽ cảm thấy thấy nhói ở vị trí cổ chân, mắt cá chân hoặc cả gót chân, điều này còn tùy vào mức độ tổn thương, gây hạn chế vận động cho người bệnh, các khớp trở nên tê dại, cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc lúc đau lúc không.. Ngoài ra, có một số triệu chứng khác giúp người bệnh nhận biết đứt dây chằng cổ chân như:
- Sưng khớp chân: Khi bị đứt dây chằng khớp cổ chân, người bệnh sẽ cảm thấy cổ chân sưng to, vùng da quanh vị trí khớp tổn thương bầm tím, ấn vào sẽ thấy nóng và đau nhói.
- Lỏng cổ chân: Trường hợp đứt dây chằng khớp cổ chân nặng như dây chằng đứt hoàn toàn thì có thể dẫn tới lỏng khớp, điều này khiến cho người bệnh cảm thấy cổ chân yếu, khi di chuyển khó thực hiện các thao tác mạnh và nhanh. Trường hợp này, người bệnh cần tránh để bệnh tiến triển nặng gây ra thoái hóa khớp cổ chân.
Sau khi bị đứt dây chằng khớp cổ chân, nếu người bệnh tiếp tục vận động mạnh mà không cố định cổ chân có thể dẫn đến gãy xương mắt cá, toác khớp,… Phải phẫu thuật để chỉnh sửa lại. Bên cạnh đó, quá trình điều trị, nếu người bệnh không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ có thể gây cứng khớp, đau dai dẳng, dễ tái diễn lại chấn thương.
Trong trường hợp được điều trị, chăm sóc tốt, người bị đứt dây chằng khớp cổ chân có thể khỏi bệnh, tùy vào mức độ, thời gian hồi phục như sau:
- Đứt dây chằng khớp cổ chân mức độ nhẹ: Tuy bị đau nhưng người bệnh vẫn đi lại được, việc hồi phục đứt dây chằng khớp cổ chân có thể sau 4-6 tuần.
- Đứt dây chằng khớp cổ chân mức độ trung bình: Cổ chân sưng to, đi lại khó khăn, có dấu bầm tím ngoài da, thời gian phục hồi có thể trong khoảng 4-8 tuần.
- Đứt dây chằng khớp cổ chân mức độ nặng: Người bệnh đã bị đứt dây chằng cổ chân hoàn toàn, cơn đau kéo dài, sưng to, khớp cổ chân lỏng lẻo. Nếu điều trị tích cực, đúng phác đồ thì tình trạng bệnh có thể phục hồi sau 12 tuần.
4. Đứt dây chẳng cổ chân – Điều trị và chăm sóc như thế nào?
Đứt dây chằng khớp cổ chân không phải là hiện tượng quá nguy hiểm nếu xử lý kịp thời. Sau khi dây chằng khớp cổ chân bị đứt, người bệnh có thể áp dụng cách điều trị đứt dây chằng khớp cổ chân sau đây để giảm đau và giảm sưng:
- Chườm lạnh tại vị trí đau: Đây là biện pháp có thể làm dịu cơn đau cho người bị đứt dây chằng khớp cổ chân và ngăn hiện tượng sưng tấy. Chỉ nên chườm lạnh, không chườm nóng vì sẽ gây giãn, khớp sưng to hơn dẫn đến bệnh càng trầm trọng.
- Ép chằng cổ chân: Dùng băng thun để ép dây chằng khớp cổ chân bị đứt lại để giảm tổn thương . Nếu thực hiện đúng cách, chỉ sau 2 ngày là hiện tượng đau, sưng tấy sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện đúng cách, không buộc lỏng quá cũng không quá chặt, vì nếu chặt quá sẽ gây đau còn trường hợp lỏng quá sẽ không có hiệu quả trong điều trị.
- Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý: Người bị đứt dây chằng khớp cổ chân cần phải nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động. Bổ sung chất dinh dưỡng như kẽm, canxi, đồng, silicium để tăng sức khỏe cho xương khớp và hỗ trợ dây chằng cổ chân phục hồi. Người bệnh nên mang giày dép y khoa để giảm bớt lực lên bàn chân, giảm đau và giúp người bệnh nhanh chóng đi lại.
- Tuy nhiên, việc đứt dây chằng cổ chân nếu không được điều trị đúng cách, hiệu quả thì có thể gây nặng, dẫn đến thoái hóa khớp, việc chữa trị khó khăn hơn. Vì thế, sau khi sử dụng cách điều trị đứt dây chằng khớp cổ chân như trên trong một thời gian ngắn nhưng không có hiệu quả thì cần tới cơ sở y tế để được điều trị với phác đồ phù hợp.