Nhiều bạn nghĩ hết sức đơn giản, mổ lần đầu không thành công thì mổ lần hai, lần ba…Suy nghĩ đó hoàn toàn sai. Tôi rất đau lòng mỗi khi có bệnh nhân đến khám sau mổ thất bại vì những lý do không đáng có và ngay cả với tôi, mỗi lần phải mổ bệnh nhân này là mỗi lần phải vắt óc suy nghĩ để tìm ra giải pháp
…………..
Vì vậy, thuốc đắng giã tật, có thể nhiều bạn không muốn nhưng các bạn cần phải biết điều tôi viết sau đây
…………….
MỔ LẦN 2 KHÓ NHƯ THẾ NÀO?
Lý do tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần các bạn phải chọn nơi mổ đúng, an toàn, Bác sỹ có trách nhiệm, có chương trình tập phục hồi là vì MỔ lại lần hai rất khó, rất dễ thất bại, rất nhiều biến chứng, tốn kém vô kể…nếu có thành công thì thì phục hồi cũng kém hơn hẳn.
………………
LÝ DO MỔ LẦN HAI KHÓ KHĂN:
⁃ Đã hy sinh 1-2 gân để làm Dây chằng lần đầu, giờ phải lấy gân ở nơi khác, có thể cùng chân, có thể chân kia. Cơ chưa phục hồi, cơ còn yếu, lấy thêm gân thì làm yếu hơn nữa. VÌ VẬY phải có chiến lược và các kỹ thuật lấy gân đặc biệt để tiết kiệm gân, giảm tối đa việc cắt nhiều gân
⁃ Đường hầm đã đào để luồn gân bây giờ sử dụng lại thường bị rộng ra, Dây chằng gắn vào sẽ lỏng hơn, không chặt như lần đầu. Chưa kể đa số trường hợp mổ lần đầu đào đường hầm sai vị trí, lần sau mổ không còn chỗ để gắn Dây chằng. Những trường này rất khó, có khi không mổ ngay được mà phải lấy Dây chằng cũ ra, chờ xương mọc lại mấy năm sau mới mổ tái tạo Dây chằng lần hai được.
⁃ Những trường hợp mổ lần đầu thất bại do sai sót kỹ thuật, do sưng gối kéo dài, do nhiễm trùng, do xơ dính…thì gối bị viêm kéo dài, khớp thoái hoá, teo cơ do đau đớn kéo dài, co rút gân, sức khoẻ giảm sút, suy giảm sức miễn dịch…cho nên mổ lần sau rất dễ bị biến chứng và thậm chí biến chứng nặng hơn lần đầu nếu không kiểm soát và tiên lượng hết các yếu tố này. Vì vậy có người mổ lần 2, rồi lần 3…thậm chí có người đã mổ đến lần thứ 8-9 mà vẫn không khỏi
⁃ Việc cố định gắn Dây chằng vào xương không còn thuận lợi như ban đầu, không còn chắc như lần đầu.
⁃ Nếu mổ lại lần hai mà mổ Dây chằng chéo sau thì còn khó hơn gấp nhiều lần. Nghịch lý là do mổ Dây chằng chéo sau rất khó, cho nên sai sót, thất bại, biến chứng lại rất nhiều.
⁃ Mổ lần hai cần phải dùng các kỹ thuật phương pháp mới hơn lần đầu mới có kết quả.
VÌ VẬY, nếu chưa đủ điều kiện hoặc chưa chuẩn bị, chưa đủ thông tin thì thà không mổ, gối có thể còn 50 – 60% chức năng, đủ để đi lại hoặc đi làm. Mổ sai hoặc biến chứng, hoặc mổ xong tập sai thì gối còn tệ hơn không mổ rất nhiều, có thể không đi lại được, hư luôn khớp hoặc tàn phế
Nhiều bạn đến với tôi sau khi đã mổ thất bại và than thở rằng tại vì khó khăn nên…mổ đại! Đó là suy nghĩ hết sức sai lầm. Nếu đã khó khăn thì chỉ có 1 CƠ HỘI MỔ DUY NHẤT, không có cơ hội thứ 2 thứ 3…Cho nên phải mổ những nơi bảo đảm nhất, phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng TRƯỚC KHI mổ. Biết hoàn cảnh khó khăn, mổ nơi không đảm bảo, không có chương trình tập, khả năng thất bại cao, mổ lại lần 2, lần 3… thì tốn kém gấp nhiều lần, mất sức lao động, gánh nặng cho gia đình vợ con…chỉ vì suy nghĩ sai.
Xem thêm bài viết:
5 lý do không nên mổ Dây chằng chéo trước
10 việc cần tránh sau mổ Dây chằng chéo trước
Phương pháp mổ Dây chằng chéo trước tối ưu
Những thông tin Quan Trọng Nhất dành cho bệnh nhân Chuẩn Bị Nội Soi Khớp Gối
Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng