Chấn thương dây chằng đầu gối là một chấn thương phổ biến và đáng sợ đối với các vận động viên cũng như người chơi thể thao. Phẫu thuật tái tạo dây chằng bị tổn thương mà tạo ra một dây chằng mới bằng cách sử dụng gân khác từ chân. Tuy nhiên, để dây chằng hoạt động tốt cần phải có một phác độ điều trị và chế độ tập luyện phù hợp, nếu không đứt lại dây chằng sau mổ là một trong những biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật với nhiều lý do khác nhau. Việc xem xét từng vấn đề sẽ giúp ngăn ngừa đứt dây chằng lần 2.
1. Các dấu hiệu bị đứt lại dây chằng sau mổ
Chấn thương ở đầu gối thường gặp là do bong gân hoặc tổn thương dây chằng chéo trước. Dây chằng này đóng vai trò quan trọng trong ổn định đầu gối. Các chấn thương thường xảy ra trong các hoạt động thể thao như trượt tuyết, bóng đá, hoặc bóng rổ, nơi đòi hỏi những phản ứng nhanh chóng như nhảy, tiếp đất hoặc thay đổi hướng.
Đối với những người bị đứt dây chằng chéo, phẫu thuật tái tạo thường được thực hiện, thay thế bằng một dây chằng mới từ mô khác trong cơ thể hoặc từ người hiến tặng. Sau đó, vật lý trị liệu giúp người bệnh hồi phục và có thể hoạt động lại bình thường, thậm chí tham gia các hoạt động thể thao.
Tuy nhiên, có nguy cơ tái phát chấn thương nếu tiếp tục chịu những lực tác động giống như trước. Người bệnh có thể nhận biết lại các dấu hiệu chấn thương như sau:
- Tiếng “bốp” ở đầu gối khi chấn thương xảy ra, thường đi kèm với sự dịch chuyển của khớp gối.
- Khớp gối trở nên không ổn định hơn, do mất dây chằng chéo trước.
- Sưng tại vùng đầu gối, do máu đổ vào khu vực chấn thương.
- Đau đớn ở đầu gối, tuy cường độ có thể không cao như lần đầu.
- Hạn chế phạm vi chuyển động của đầu gối và khó khăn trong việc cử động chân dưới, đặc biệt sau phẫu thuật.
Những dấu hiệu này cần được quan sát và báo cáo cho bác sĩ để đảm bảo điều trị và phục hồi hiệu quả.