Phòng Khám Cơ Xương Khớp Sports Medic

Đau Cổ – Vai Và Đau Theo Rễ Thần Kinh

Đau Cổ – Vai Và Đau Theo Rễ Thần Kinh

Tác giả: Admin29/04/2024

Chứng đau cổ- vai gặp ngày càng nhiều không những trong giới thể thao mà cả những người lao động, công chức, nhân viên văn phòng, sinh viên học sinh, nội trợ…Đau cổ vai có thể là biểu hiện của nhiều bệnh từ thơng thường như hội chứng quá tải, thoái hoá cột sống…đến nặng nề như  thoát vị đĩa đệm, u bướu. Do vậy, bệnh cần phải được chẩn đoán chính xác để có  cách điều trị thích hợp. 

Thoái  hoá cột sống cổ là nguyên nhân thương gặp nhất gây đau cổ- vai. Đây là hiện tượng các đĩa sụn giữa hai đốt sống mềm và dẹt đi, các đốt sống bị ép lại gần nhau và mọc gai xương. Trường hợp nặng các đĩa sụn lồi ra chèn ép vào dây thần kinh gây ra hội chứng đau theo rễ thần kinh.

TRIỆU CHỨNG:

  • Gập duỗi và xoay cổ khó khăn
  • Đau và mỏi cơ vùng gáy, sau đó lan xuống cổ vai, thường xuất hiện khi ngồi làm việc lâu, chạy xe, khi nằm ngủ
  • Đôi khi lan xuống ngực, dễ lầm với đau thắt ngực do tim
  • Trường Hợp cổ bị cứng nhiều gây đa đầu, chóng mặt và rất khó ngủ
  • Khi có chèn ép rễ thần kinh, đau và tê dọc theo cánh tay cẳng tay, có thể làm yếu cơ

CĂN NGUYÊN:

  • Quá tải do công việc, ngồi quá lâu, mang vác nặng
  • Tư thế sai lệch: đầu cúi ra trước quá nhiều trong thời gian quá lâu, nằm ngủ kê gối quá cao…
  • Tuổi cao, loãng xương, dinh dưỡng kém, căng thẳng quá mức cũng làm bệnh dễ xảy ra.

ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ:

  • nghỉ ngơi
  • Luôn giữ cột sống cổ ở tư thế thẳng
  • Kê gối đúng cách khi ngủ: không quá cao quá thấp, quá nghiêng
  • Dùng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Alaxan

ĐIỀU TRỊ BÁC SỸ CHUYÊN KHOA:

  • Thuốc kháng viêm uống hoặc tiêm bắp
  • Nẹp cổ mềm
  • Kéo dãn cột sống cổ bằng khung kéo
  • Tiêm corticoid vào điểm nhạy đau (Trigger point) giúp giảm đau nhanh chóng và trở lại tập luyện sớm. Chúng tôi thường chích phối hợp Betamethazone với Lidocain để đạt giảm đau tức thời và lâu dài.
  • Trường hợp chèn ép nặng rễ thần kinh, cần phải phẫu thuật lấy bỏ đĩa đệm, giải phóng thần kinh, hàn dính hai đốt sống trên dưới và mang nẹp cổ mềm trong vài tháng.

TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU:

  • Khởi đầu tập kéo dãn cột sống mọi hướng ngay khi bớt đau để tránh cứng cổ
  • Sau đó tập mạnh cơ cổ
  • Thời gian phục hồi từ vài tuần tới vài tháng. Nếu có phẫu thuật cần tập 4-6 tháng trước khi trở lại công việc nặng hoặc tập luyện thể thao.

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng