Phòng Khám Cơ Xương Khớp Sports Medic

CẢM GIÁC “KHÓ CHIU” KHI CHẠY BỘ? CÓ VẤN ĐỀ KHÔNG?

CẢM GIÁC “KHÓ CHIU” KHI CHẠY BỘ? CÓ VẤN ĐỀ KHÔNG?

Tác giả: quantriweb17/06/2024

“Khi cơ thể của chúng ta mới chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái vận động, mọi hoạt động của các cơ quan chưa kịp đáp ứng……”

Một số người sẽ cảm thấy đau quặn bụng, có người lại cảm thấy chóng mặt, khó thở, thậm chí là buồn nôn hoặc đau đầu khi mới bắt đầu chạy bộ được vài phút.

Và mọi người đều đưa ra câu hỏi rằng:

“CẢM GIÁC KHÓ CHỊU KHI BẮT ĐẦU CHẠY BỘ CÓ SAO KHÔNG?”

Khởi động kĩ lưỡng trước khi luyện tập, có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu trên khi bạn bắt đầu bước vào bài tập. Khởi động về bản chất, nói cách nôm na dễ hiểu: đó là quá trình đánh thức các cơ quan, bộ phận của toàn cơ thể, để sẵn sàng cho các bài tập tiếp theo. Như vậy, điều đầu tiêu cần lưu ý là: hãy khởi động thật kĩ càng trước mỗi bài tập cũng như chạy bộ. Mức vận động càng cao, càng phải chuẩn bị kĩ lưỡng:

Warm-Ups, Cool-Downs, and Stretching for Running

Tuy bạn đã khởi động và làm nóng cơ thể tốt, nhưng sau vài phút bắt đầu chạy, bụng bắt đầu đau thắt lại, điều đó có nguy hiểm không? Và nên xử lý như thế nào?

Hiện tượng đau bụng khi mới bắt đầu chạy bộ được lý giải là do giảm lượng máu lưu thông tới các cơ quan trong hệ tiêu hóa, để ưu tiên cho các cơ quan vận động.

Mức độ đau tùy theo từng người và tùy mức độ chạy.

1. Hãy giảm cường độ chạy của bạn lại.

Bạn cũng không nhất thiết phải dừng lại ngay, mà có thể duy trì nhịp chạy chậm nhẹ nhàng, cho tới khi cơ thể thích ứng kịp.

Ngoài ra, hãy tránh ăn uống quá nhiều trước khi chạy, chỉ nên ăn nhẹ cách lúc chạy 30 phút tới 1 tiếng.

Tummy cramps while running: 5 tips to prevent stomach cramps and side  stitches | India.com

Các triệu chứng khác có thể kể đến như: chóng mặt, hoa mắt, nhịp thở hổn hển không đều, thậm chí buồn nôn… Cách xử lý chúng cũng như vậy: giảm cường độ chạy lại, thậm chí bạn có thể chuyển sang đi bộ. Nhưng hãy cố gắng duy trì nhịp vận động nhẹ nhàng, các cảm giác trên sẽ sớm qua sau vài phút. Nếu chúng vẫn tiếp tục kéo dài ngay cả khi bạn đã giảm cường độ xuống mức đi bộ; hãy thận trọng và chú ý; nghỉ ngơi và tìm đến lời khuyên của các chuyên gia y tế.

Trường hợp bạn bị chấn thương thì nên dừng lại hoàn toàn.

2. Hãy lựa chọn mức độ chạy phù hợp với khả năng hiện tại của cơ thể bạn.

Đặc biệt khi bạn muốn chạy bộ sau một ngày dài làm việc vất vả, sau khi mới khỏi bệnh hoặc khi bạn mới bắt đầu tham gia bộ môn chạy bộ. Thì các triệu chứng khó chịu trên thường sẽ xuất hiện và khó chịu hơn so với những người chạy bộ thường xuyên.

Hãy lựa chọn tốc độ và nhịp chạy hợp lý, hãy tận hưởng việc chạy bộ, thay vì biến nó thành một cuộc đua đầy áp lực và mệt mỏi.

 

 Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng