Mục lục bài viết
1. Các chấn thương thường gặp khi chơi bóng rổ
1.1 Chấn thương đầu gối- xương bánh chè khi chơi bóng rổ
Xương bánh chè là một xương vừng lớn nhất trong cơ thể nằm trong hệ thống gân duỗi gối, che chở mặt trước khớp gối. Mặt sau xương bánh chè liên quan trực tiếp với khớp gối, khi gãy xương bánh chè là gãy xương phạm khớp.
Cơ chế chấn thương thường là gián tiếp, hay gặp ở người chơi bóng rổ do cơ gấp cẳng chân đột ngột khi cơ tứ đầu đùi đang co gấp làm cho xương bánh chè bị tỳ ép mạnh lên lồi cầu xương đùi gây ra gãy ngang xương bánh chè hoặc thực hiện tiếp đất không đúng tư thế.
– Gãy xương bánh chè chiếm khoảng 2-4% tổng số các trường hợp gãy xương.- Gãy xương bánh chè nếu điều trị sớm, đúng phương pháp sẽ liền xương và phục hồi chức năng tốt.
1.2 Chấn thương đứt dây chằng chéo trước:
Chấn thương đứt dây chằng chéo trước là tình trạng dây chằng bị đứt một phần hoặc toàn bộ khi người bệnh thay đổi chuyển động đột ngột, vấp hoặc ngã làm dây chằng chéo bị căng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau và khó di chuyển, đi lại.
1.3 Chuột rút (vọp bẻ)
Là chấn thương thường gặp trong thể thao, kể cả với bóng rổ. Các động tác thi đấu cường độ cao làm cơ co thắt đột ngột hoặc thi đấu dưới thời tiết lạnh, không khởi động kỹ.
Khi bị chuột rút, sờ vào cơ sẽ thấy cơ bị co cứng thành một cục và chân hoặc tay bị đau không thể cử động được trong một khoảng thời gian mấy giây hoặc một vài phút, đôi khi lâu hơn, nhưng sau đó triệu chứng đau sẽ hết hoặc có thể kéo dài lâu hơn.
Chuột rút cơ bắp thường không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng và có thể được xử lý bằng các biện pháp khắc phục tại chỗ:
– Kéo căng: Đứng thẳng, uốn cong chân ngay đầu gối và kéo chân ngược về phía bụng. Giữ mắt cá hoặc gót chân. Để cân bằng dựa vào tường hoặc ngồi trên ghế.
– Xoa bóp: Có thể tự xoa bóp vào chỗ bị chuột rút để giảm căng cơ. Xoa bóp hay vuốt vùng cơ bị chuột rút, làm vùng da ấm lên, thao tác phải nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh vùng đau.
– Làm ấm: Làm ấm là cách hiệu quả để loại bỏ sự căng cơ và đau. Sử dụng một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút. Nhiệt giúp cải thiện lưu lượng máu. Tắm nước ấm cũng giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút.
– Uốn cong ngón chân: Đây là cách dễ nhất để xử lý chuột rút ở bàn chân và ngón chân. Nắm bàn chân hoặc các ngón chân và kéo căng hết cỡ. Có thể rất đau. Nhưng sẽ nhanh chóng hết bị chuột rút.
– Đi chân trần: Một cách khác là đi chân trần trên sàn nhà, cử động các ngón chân, tì ngón chân lên sàn nhà và kéo căng ngón chân ra.
1.4 Chấn thương cổ tay và bàn tay
Những kỹ thuật trong thi đấu bóng rổ như đập bóng tại chỗ, chuyển bóng, bắt bóng, tranh bóng… đều cần sự phối hợp linh hoạt giữa bàn tay và cổ tay. Các động tác này có thể dẫn đến một số chấn thương như bong gân, trật khớp, gãy xương… Nơi bị chấn thương đau nhức đột ngột, bầm tím, sưng tấy, cứng khớp…
1.5 Chấn thương vai
Chấn thương vai thường gặp khi chơi bóng rổ là trật khớp vai, Khớp vai nằm trong nhóm khớp lớn và có biên độ vận động lớn nhất và linh hoạt nhất của cơ thể, giữ vai trò then chốt trong toàn bộ hoạt động của chi trên. Trật khớp vai là tình trạng chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai, gây biến dạng khớp. Có 3 loại trật điển hình là trật ra trước, trật ra sau và trật xuống dưới ổ chảo. Dấu hiệu sau trật khớp vai là bệnh nhân không cử động được khớp vai, đau vùng vai, đặc biệt là đau tăng lên khi cố cử động; Nhìn sẽ thấy khớp vai bị trật biến dạng, vùng vai và cánh tay bị sưng, bầm tím hoặc tê bì phía dưới cổ bàn tay.
1.6 Bong gân mắt cá chân:
Không chỉ gặp trong bóng rổ ,à còn các môn thể thao khác hoặc do hoạt động quá sức hoặc do tai nạn khiến dây chằng quanh mắt cá chân và khớp cổ chân bị kéo căng. Tình trạng này được gọi là bong gân mắt cá chân. Dựa vào tình trạng tổn thương dây chằng có thể chia thành các mức độ:
+ Mức độ bong gân nhẹ: Dây chằng có hiện tượng giãn, bó sợi bị rách, chân sưng nhẹ và đau nhưng vẫn có thể đi lại được.
+ Mức độ trung bình: Bó sợi bị rách khoảng 25-75%. Cổ chân sưng tấy, da có hiện tượng bầm tím, đau nhức khiến người bệnh rất khó khăn khi đi lại.
+ Mức độ bong gân nặng: Những trường hợp này có thể đã bị đứt toàn bộ dây chằng, do đó có biểu hiện đau dữ dội, phần mắt cá chân sưng to, người bệnh gần như không thể hoạt động được. Vì thế, cần được điều trị sớm, để tổn thương nhanh chóng được phục hồi.
2. Phòng tránh các chấn thương trong bóng rổ.
– Uống đủ nước: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chuột rút là không đủ nước.
– Ăn uống đủ chất: Chuột rút xảy ra chủ yếu do thiếu canxi, magie, kali và natri.
– Làm ấm cơ bắp: Khởi động trước khi tập luyện để làm ấm và kéo căng cơ bắp. Cần phải khởi động tối thiểu 10 phút.
– Mang giày thoải mái: Mang giày chật hoặc giày cao gót cũng dễ gây ra chuột rút.
- Khởi động kỹ trước khi tham gia thi đấu hay tập luyện;
- Đảm bảo khả năng kiểm soát, nhận thức, tốc độ, sức mạnh, sức bền và sự nhanh nhẹn;
- Mang giày chơi bóng rổ có đế chống trượt;
- Áp dụng kỹ thuật tốt;
- Làm sạch sân trước khi thi đấu, kiểm tra các điểm trơn trượt hoặc các mảnh vỡ;
Để đặt lịch khám tại phòng khám SPORTS MEDIC, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE : 0918-010-899 hoặc đặt lịch trực tiếp qua website.