Tổng thời gian hồi phục của rách Dây Chằng Chéo Sau (DCCS) có thể lên tới 6 tháng.
Cụ thể, khả năng hồi phục của DCCS còn phụ thuộc vào mức độ rách của dây chằng:
- Độ I: Dây chằng bị rách một phần nhỏ, không làm thay đổi cấu trúc.
- Độ II: Dây chằng bị rách một phần và gối có dấu hiệu lỏng nhẹ.
- Độ III: Dây chằng bị rách hoàn toàn, khớp gối lỏng rõ ràng.
- Độ IV: DCCS bị tổn thương cùng với một dây chằng khác ở gối.
1. Rách DCCS có thể tự lành được không?
DCCS rách độ I hoặc II có thể không cần phẫu thuật.
Ngoài ra, các chấn thương DCCS mãn tính (không phải do chấn thương) cũng có thể không cần phẫu thuật.
– Việc điều trị không phẫu thuật nên bao gồm phục hồi chức năng và vật lý trị liệu thông qua các bài tập nhắm vào các cơ cụ thể và phục hồi khả năng phạm vi vận động gấp duỗi của gối.
Khoảng 9 tuần sau chấn thương, bệnh nhân có thể bắt đầu chương trình chạy nhẹ và dần dần quay lại hoạt động thể thao cho đến tuần 12.
2. Rách DCCS phẫu thuật xong, mất bao lâu để lành?
Sau phẫu thuật tái tạo DCCS, phục hồi vật lý trị liệu tập trung vào việc cải thiện khả năng gấp duỗi và sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp gối.
– Trong khoảng 3-5 tuần đầu tiên, bệnh nhân sử dụng nạng và nẹp đầu gối để bảo vệ quá trình lành vết thương của dây chằng mới được đưa vào.
– Sau khoảng thời gian đó, khi sức mạnh cơ bắp và khả năng thăng bằng của bệnh nhân tốt, tình trạng gối ổn có thể bỏ nạng và nẹp, sử dụng loại nẹp ngắn co duỗi được cho gối. Bệnh nhân có thể bắt đầu chương trình chạy dưới bể bơi hoặc đi bộ vào tuần thứ 12 để tăng sức bền cơ bắp.
– Chương trình tập luyện để quay trở lại thể thao có thể được bắt đầu sau khoảng 4-6 tháng sau phẫu thuật.
Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng