RÁCH DÂY CHẰNG CHÉO ĐẦU GỐI GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG
Sự vững chắc của khớp gối là sự vững chắc của mối quan hệ giữa xương đùi và xương chày, theo chiều trước sau rất quan trọng và được bảo đảm bởi hai dây chằng trong của khớp gối, đó là dây chằng chéo trước khớp gối và dây chằng chéo sau khớp gối. Nhờ có sự vững chắc này mà chúng ta có thể thực hiện được các động tác vận động nhanh, mạnh và dứt khoát.
Khi rách dây chằng chéo đầu gối, khớp gối của bệnh nhân sẽ mất đi sự vững chắc theo chiều trước sau, quan hệ giữa xương đùi và xương chày bị lỏng lẻo, do đó vận động của bệnh nhân sẽ gặp khó khăn, nhất là các động tác nhanh và liên tục.
Ở những đối tượng như phụ nữ, người ít chơi thể thao…thì nhu cầu vận động không cao, trong khi đó khả năng đi lại của bệnh nhân gần như bình thường, chỉ ở một số bệnh nhân cảm thấy là khớp gối của mình có vấn đề gì đó “không ổn” nhưng chưa thật sự cảm thấy phiền toái.
Tuy nhiên, những hậu quả lâu dài do rách dây chằng chéo đầu gối gây nên thì thật sự cần được quan tâm một cách thích đáng. Đó là những hậu quả gì?
Khi rách dây chằng đầu gối, quan hệ động học giữa xương đùi và xương chày thay đổi, sự phân phối và truyền lực từ đùi xuống cẳng chân không bình thường, hậu quả là tổn thương thứ phát là rách sụn chêm và thoái hóa khớp.
ĐIỀU TRỊ RÁCH DÂY CHẰNG CHÉO ĐẦU GỐI
Rách dây chằng chéo đầu gối có thể điều trị bảo tồn với nẹp gối và tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nếu cường độ vận động cao, tình trạng gân cơ và dây chằng không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, tốt nhất là bạn nên lựa chọn phẫu thuật.
Dây chằng chéo trước nằm ở giữa đầu gối giúp ngăn các xương ống chân không bị trượt ra phía trước xương đùi. Chấn thương dây chằng chéo trước là tình trạng căng hoặc rách dây chằng. Tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng và mức độ hoạt động, rách dây chằng có thể một phần hoặc hoàn toàn. Chấn thương từ mức nhẹ, chẳng hạn như rách nhỏ, đến nghiêm trọng, như đứt dây chằng hoàn toàn hoặc dây chằng và một phần xương tách biệt với phần xương còn lại.
Điều trị rách dây chằng chéo đầu gối bằng các phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật tùy theo nhu cầu của người bệnh. Phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể bao gồm băng hỗ trợ và vật lý trị liệu. Những phương pháp điều trị này có hiệu quả với những người cao tuổi hoặc người có cường độ hoạt động rất thấp.
Mặt khác, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật nếu:
– Bạn là vận động viên và muốn tiếp tục chơi thể thao, đặc biệt là các môn thể thao liên quan đến chạy, nhảy;
– Bạn bị rách nhiều hơn một dây chằng hoặc sụn ở đầu gối;
– Bạn còn trẻ và thích hoạt động;
– Các chấn thương ở đầu gối cản trở hoạt động thường ngày của bạn.
Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. DũngĐể ngăn ngừa rách dây chằng chéo đầu gối, bạn nên sử dụng các kỹ thuật thích hợp khi chơi thể thao hoặc tập thể dục. Ngoài ra, bạn hãy cẩn thận các hoạt động hàng ngày và mặc đồ bảo hộ khi phải làm công việc nặng.