Phần lớn khi bị chấn thương đầu gối đa số là chấn thương dây chằng chéo trước còn dây chằng chéo sau ít khi gặp. Nhưng không vì thế mà mức độ nguy hiểm của nó giảm đi và giãn dây chằng chéo sau là một trong số đó.
Anh Đức Huy 27 tuổi : Sau khi làm việc vào buổi chiều xong mình thường hay chơi thể thao đăc biệt là môn bóng đá, giúp mình xả xì Stress sau giờ làm việc căng thẳng. Nhưng có lần do ham bóng mình với người bạn tranh chấp nhau và va chạm mạnh quá đau ở phần đầu gối nên mình đã đến trạm y tế để xem trình trạng và người ta chuẩn đoán mình bị giãn dây chằng chéo sau. Làm mình khó đi lại phải đi bằng 1 chân.
Bạn Thành Sinh viên ĐH : Có lần đứa bạn rủ đi đánh tenis, lần đó đúng là xui thật mình mới vào đánh một tí do mình chưa khởi động kỹ hay sao, mình chạy để đánh bóng bị ngã trong tư thế xoắn vạn và dập xuống nền làm mình bị giãn dây chằng chéo sau phải nghỉ ngơi vài bữa mới có thể đi lại nhưng khi di chuyển rất khó chịu.
1. Dấu hiệu giãn dây chằng chéo sau bạn nên biết
– Sau khi bị chấn thương gối bị tổn thương sưng đau nhức đầu gối, cơn đau vì thế kéo dài và rất đau đớn.
– Khớp gối không bị lỏng lẽo nhưng sẽ có cảm giác gối không vững.
– Sau khoảng vài tuần thì dấu hiệu sưng đau sẽ giảm dần thay vào đó có cảm giác lỏng gối và teo cơ ở đùi bị chấn thương.
Ngoài những dấu hiệu giãn dây chằng chéo sau ở trên muốn biết chính xác hơn bạn có thể tiến hành các nghiện pháp như chụp X-quang, Cộng hưởng từ ( MRI).
2. Giãn dây chằng chéo sau có cần mổ không ?
Dựa trên những biểu hiện của giãn dây chằng chéo sau không quá nghiêm trọng mà chỉ ở mức độ vừa phải thì người bị chấn thương chỉ cần luyện tập để làm khỏe các khối cơ, gân phía sau để hỗ trợ thêm cho dây chằng chéo sau là có thể đạt được yêu cầu.
Tuy nhiên những bài tập này sẽ được bác sĩ chỉ định và cần tuân thủ theo hướng dẫn để đạt được kết quả tốt nhất cho người bị chấn thương.
3. Vậy bài tập hỗ trợ dây chằng chéo sau là gì ?
Như đã nói trên người bị giãn dây chằng chéo sau cần phải tuân thủ tập luyện đúng cách đúng phương pháp để dây chằng nhanh hồi phục, bài tập như sau.
Bài tập 1. Duỗi gối thụ động ( hạn chế duỗi gối về phía sau)
Kê gót chân bên bị giãn dây chằng chéo sau lên một chiếc chăn mỏng được cuộn lại như chiếc gối ( kê đủ cao để phần đùi và bắp chân nhấc khỏi mặt phẳng bạn đang nằm). Khi bạn đã vào tư thế, dùng tay ấn nhẹ gối xuống mặt phẳng để giữ phần gối duỗi thẳng trong g vòng 6s, sau đó thả lỏng khoản 10s rồi lặp lại động tác này.
Bài tập 2. Tập cơ tứ đầu
Người bị chấn thương cần tiến hành bài tập cơ tứ đùi này càng sớm càng tốt để hạn chế tình trang bị teo cơ. Sau khi đã giữ vững chân trong trạng thái duỗi gối từ bài tập số một, người bị chấn thương tiếp tục tiến hành bài tập gồng cơ tứ đầu gối như sau:
Đầu tiên người bị chấn thương duỗi thẳng hai chân, kê phía dưới gót một chiếc chăn mỏng.
Sau đó gồng căng cơ tứ đùi đầu gối để giữ vững gối rồi từ từ nhấc toàn bộ phần chân lên khỏi mặt phẳng bạn đang nằm, nâng cao khoảng 20-30 cm là đủ. Thực hiện 6 đến 8 lần mỗi ngày đến khi gối duỗi thẳng được hoàn toàn là hoàn thành.
Lưu ý : Việc giãn dây chằng chéo sau nên tham vấn ý kiến của bác sĩ vì sức khỏe của chính mình
Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng