Đầu gối là bộ phận quan trọng cần được bảo vệ khi chơi thể thao đặc biệt là môn bóng đá, bởi khi đá bóng khớp gối vận động rất nhiều và phải chịu áp lực rất lớn nếu như không được bảo vệ kỹ rất dễ bị chấn thương nghiêm trọng. Bài viết này Sportsmedic.vn sẽ chia sẻ 5 chấn thương đầu gối khi đá bóng phổ biến nhất hiện nay người chơi thể thao phải biết.
Mục lục bài viết
1/ Bong gân
Bong gân đầu gối là một trong những chấn thương phổ biến ở những người chơi bóng đá. Hiện tượng này xảy ra khi các cầu thủ thực hiện các pha rượt đuổi đổi hướng đột ngột hoặc các pha xoay người. Lúc này, các bắp chân, dây chằng co giãn và chùng lại một cách đột ngột và tình trạng này kéo dài dẫn đến hiện tượng các dây chằng bị đứt hoặc rách, gây đau nhức khớp gối. Thông thường, nếu bị bong gân các cầu thủ phải nghỉ ngơi và ngưng thi đấu ít nhất là từ 4 đến 6 tuần. Thời gian nghỉ ngơi của các cầu thủ bị bong gân dài hay ngắn còn phụ thuộc vào mức độ bong gân nặng hay nhẹ.
2/ Căng cơ
Tình trạng căng cơ xảy ra khi quá trình chạy đuổi bóng hoặc sút bóng dẫn đến thớ cơ bị kéo qúa xa về một hướng. Hoặc hiện tượng này xảy ra cũng có thể do cơ bắt buộc phải vận động trong khi nó vẫn đang ở trạng thái chưa sẵn sàng.
3/ Chấn thương nặng có thể gãy xương
Gãy xương là một trong những chấn thương nghiêm trọng ở người chơi bóng. Gãy xương xảy ra có khi do va chạm trên sân cỏ hoặc khi các cầu thủ tiếp đất mạnh bằng đầu gối. Thông thường, các trường hợp gãy xương thường không biết trước nên rất khó phòng tránh và một khi chấn thương này xảy ra rất khó để chữa lành nếu không áp dụng đến phẫu thuật. Và gãy xương là một trong những điều không mong muốn xảy ra ở cầu thủ bóng đá, bởi thời gian hồi phục rất lâu và có nhiều người không thể tiếp tục sự nghiệp cầu thủ.
4/ Tổn thương sụn chêm
Là một dạng tổn thương đầu gối rất thường hay gặp ở cầu thủ bóng đá. Sụn chêm là một tấm sụn chắc chắn có hình chữ C nằm lót giữa hai khớp xương quyển (xương chày) và xương đùi. Lớp sụn này giúp làm giảm áp lực tác động lên khớp gối và giúp giữ vững khớp gối. Tuy nhiên, khi khớp gối xoay chuyển quá mức hoặc xoay chuyển một cách đột ngột dẫn đến hiện tượng khớp đùi và khớp xương chày tác động vào nhau gây bể, dập hoặc rách lớp sụn chêm. Lúc này, cầu thủ sẽ cảm thấy đau nhức khi vận động khớp gối bởi vì khớp gối bị sưng và bị kẹt khớp.
Thông thường, rách sụn chêm sẽ được bác sĩ chẩn đoán qua nội soi. Từ đó, dựa vào tình trạng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành những biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể như, bác sĩ sẽ cắt bỏ đi phần sụn chêm bị rách hoặc dập. Hoặc cũng có thể chỉ khâu lại chỗ tróc qua nội soi mà không cắt bỏ, bởi việc loại bỏ phần sụn chêm bị hư hỏng sẽ làm cho khớp gối mau bị thoái hóa và dẫn đến hư khớp về sau. Vận động viên bóng đá có thể phục hồi chức năng và trở lại tập luyện sau đó 6 đến 12 tuần.
5/ Tổn thương dây chằng
Dây chằng là một trong những bộ phận nối liền giữa các xương chày và xương đùi, giúp giữ cho các xương khớp di chuyển linh hoạt và không di chuyển quá xa nhau. Có rất nhiều dây chằng xung quanh khớp gối bao gồm dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước, dây chằng bên,… Một khi việc chạy nhảy hay tiếp đất quá mức trong quá trình thi đấu hay tập luyện sẽ khiến dây chằng bị tổn thương và gây ra tình trạng đau nhức vùng đầu gối. Trường hợp rách dây chằng thường xảy ra khá phổ biến ở vận động viên bóng đá.
PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG ĐẦU GỐI KHI ĐÁ BÓNG
Chấn thương đầu gối khi đá bóng không phải lúc nào cũng phòng ngừa được. Tuy nhiên, áp dụng các biện pháp sau đây để giảm thiểu nguy cơ các chấn thương có thể xảy ra.
Luôn dành thời gian phù hợp để khởi động làm căng cơ trước khi thi đấu: Có vẻ ai cũng biết, các vận động viên bóng đá thường thực hiện các động tác khởi động trước khi bắt đầu thi đấu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp do không khởi động hoặc khởi động không kỹ nên thường dễ bị tác động và gây chấn thương đầu gối khi đá bóng. Các cầu thủ chỉ dành khoảng 5 – 10 phút để chạy tại chỗ giúp làm mềm các khớp và làm căng cơ ép dẻo với mỗi nhóm cơ 30 giây.
Lựa chọn chất liệu bóng: Vận động viên nên lựa chọn những quả bóng làm bằng chất liệu tổng hợp không thấm nước. Bởi bóng ngấm nước thường sẽ nặng hơn khi ướt và làm tăng nguy cơ chấn thương.
Luôn mang nẹp bảo vệ cẳng chân và đầu gối: Các cầu thủ khi tham gia thi đấu đều có nẹp bảo vệ cẳng chân và đầu gối. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị chấn thương ở đầu gối do không mang nẹp bảo vệ.
Trang phục phù hợp: Các bạn nên sử dụng những loại trang phục phù hợp với bộ môn bóng đá, không nên mặc đồ quá chật khiến các bắp chân, dây chằng hoạt động không thoải mái. Bên cạnh đó, nên mang những đôi giày đế đúc đinh cao su hoặc đế xẻ rãnh để giúp làm tăng cường độ ma sát. Tuyệt đối không nên lựa chọn những đôi giày đế đinh vít, bởi chúng làm tăng nguy cơ chấn thương.
Trên đây là những chấn thương đầu gối khi đá bóng mà các cầu thủ có thể gặp phải. Bên cạnh đó, áp dụng chế độ ăn uống khoa học cũng những thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của huấn luyện viên trước khi tham gia thi đấu để phòng tránh những tổn thương có thể xảy ra.
Đăng Ký Kênh Youtube Để Theo Dõi Video Chia Sẽ BS. Dũng