Sự thành công sau mổ thay khớp gối cần có 3 yếu tố: Phẫu thuật thành công, Phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ sự chuẩn bị và chất lượng của các loại khớp giả…; yếu tố thứ 2 là chính cơ địa tuổi tác sức khỏe hiện tại tình trạng bệnh nền, mức độ thoái hóa khớp…của bệnh nhân; yếu tố thứ 3 là việc chăm sóc sau mổ, tái khám, tập vật lý trị liệu sau mổ.
Ngoài các chương trình tập vật lý trị liệu, bệnh nhân cần phải thực hiện, thì có những lưu ý sau mà nếu bỏ sót có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phục hồi:
- KHÔNG tự ý bỏ khung hoặc nẹp khi đi lại trong 3-4 tuần đầu. Khi ngủ, nằm nghỉ ngơi tại chỗ có thể mở nẹp/ bó nẹp lỏng.
- KHÔNG tự ý tập vượt chương trình, dù khả năng vận động đi lại sau mổ tốt (gối dễ bị sưng, đau).
- KHÔNG cần tập co, tập ép gối quá mức (gây đau, lỏng gối).
- KHÔNG đi lại quá nhiều trong giai đoạn sớm (tránh quá tải cho gối).
- KHÔNG lên xuống cầu thang bằng chân đau, không tự lái xe 2 bánh khi chưa đủ thời gian. Không nên ngồi xổm (phòng tránh những tình huống tai nạn có thể xảy ra).
- KHÔNG nằm bất động tại chỗ hay không dám cử động chân mổ vì
tâm lý sợ đau, sợ không lành vết mổ (vì sẽ làm ngưng trệ tuần hoàn, huyết khối tĩnh mạch, mô sẹo co rút).
- KHÔNG chạy nhảy, không chơi thể thao trong 3 tháng đầu (gối còn yếu, cần sự bám chắc giữa xương và dụng cụ).
- KHÔNG tập các động tác không có trong hướng dẫn của bác sỹ (tập sai sẽ làm ảnh hưởng đến dụng cụ khớp gối, khó có thể sửa lại được).
- KHÔNG được thức khuya, không làm việc quá mức, lao lực (gây giảm sức đề kháng và miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng, sưng gối, vết thương không lành).
- KHÔNG kiêng cữ quá mức trong thực đơn hàng ngày, nhưng cần tránh các thức ăn có nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể (vì cơ thể cần nhiều dinh dưỡng tạo năng lượng cho quá trình phục hồi bệnh).